PVS vượt khoảng 65% chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

Cập nhật: 15:00 | 15/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Sáng 14/7, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC - Mã: PVS) đã có cuộc họp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), qua đó báo cáo về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, PVS ước tính doanh thu hợp nhất 6.600 tỷ đồng, tăng 13% so với thực hiện cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế 380 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ.

PVS vượt khoảng 65% chỉ tiêu 6 tháng đầu năm
PVS ước tính lợi nhuận “đi lùi” trong 6 tháng đầu năm 2022

Kết quả này lần lượt vượt 56% - 65% chỉ tiêu 6 tháng đầu năm. Còn so với kế hoạch cả năm, PVS đã thực hiện được 66% kế hoạch doanh thu và 62% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Như vậy ước tính trong quý II/2022, doanh thu của PVS khoảng 2.830 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 69 tỷ, lần lượt giảm 8% và giảm 67% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nửa cuối năm, bên cạnh đẩy mạnh cung cấp dịch vụ cốt lõi đảm bảo lợi thế cạnh tranh, PVS sẽ đồng thời nghiên cứu đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo ngoài khơi (như điện gió, điện mặt trời, thủy triều…) và tham gia thi công, thực hiện các dự án công trình năng lượng tái tạo phù hợp với năng lực, kinh nghiệm hiện có.

Ngoài ra, PVS cũng sẽ triển khai quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đón đầu dịch vụ mới, chủ yếu tập trung tại Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, dự án chuỗi điện khí Lô B-Ô Môn dự kiến bắt đầu triển khai vào cuối 2022 sẽ tạo nhiều công việc cho công ty thượng nguồn. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư là 10 tỷ USD và kỳ vọng đón dòng khí đầu tiên vào năm 2025.

Một số mỏ dự kiến đi vào triển khai như Kình Ngư Trắng, Lạc Đà Vàng, Đại Hồng Nam sẽ giúp các công ty thượng nguồn có đủ điều kiện để phát triển.

Quý 1/2022, hoàn thành hơn nửa "quảng đường" đề ra

Theo báo cáo tài chính quý 1/2022, PVS ghi nhận mức doanh thu 3770 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 250 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và 53% so với cùng kỳ 2021.

Trong 2022, PVS đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 488 tỷ đồng, giảm lần lượt 30% và 28% so với thực hiện năm 2021, bất chấp tình trạng giá dầu tăng. Xét theo đó, quý 1 đã thực hiện được 37% mục tiêu doanh thu và 51% mục tiêu lợi nhuận.

Phần lớn tăng trưởng này đến từ nguồn thu gia tăng từ khoản lãi từ các công ty liên kết và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dịch vụ cung ứng kho chứa và xử lý dầu thô FSO/FPSP.

Cụ thể, trong cơ cấu 3770 tỷ đồng doanh thu của PVS, có đến 432,7 tỷ đồng đến từ dịch vụ cung ứng kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô, theo sau là đó là dịch vụ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình dầu khí (424,9 tỷ đồng), dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí (321 tỷ đồng) và dịch vụ căn cứ Cảng (313 tỷ đồng). Chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong nguồn doanh thu này vẫn là dịch vụ cơ khi, đóng mới và xây lắp, lĩnh vực mang về cho doanh nghiệp 2048 tỷ đồng doanh thu.

Bên cạnh đó, lợi nhuận từ các công ty liên kết cũng tăng 7,8% so với quý 1/2021 lên mức 192,6 tỷ đồng. Mặc dù vậy, giá vốn bán hàng tăng mạnh cả về tổng số (tăng 46% lên 3576,7 tỷ đồng) và cơ cấu so với doanh thu (từ 92,9% lên 94,8%) đã níu lại phần nào tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tổng tài sản của công ty tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 24.645 tỷ đồng, trong đó có 1466 tỷ đồng là hàng tồn kho. Nợ phải trải trả tăng 2,6% lên mức 11.865 tỷ đồng, bao gồm 722 tỷ vay và thuê nợ tài chính ngắn hạn.

Đến 31/3/2022, lưu chuyển tiền của PVS đã thoát trạng thái âm trong suốt năm ngoái để đạt dương 807 tỷ. Phần lớn nguồn tiền đi ra từ thanh lý tài sản cố định, giúp công ty thu về 618 tỷ đồng tiền mặt.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư đạt 156 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chủ yếu đến từ gia tăng chi phí mua sắm xây dựng tài sản cố định (tăng từ 22 lên 40 tỷ đồng) và tiền chi cho vay mua các công cụ nợ của đơn vị khác (từ 419 lên 723 tỷ đồng). Lưu chuyển tiền tệ trong. Lưu chuyển tiền tệ vẫn ở mức âm 128 triệu đồng.

Về vấn đề cổ tức, theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2022 của PVS, mức cổ tức dự định cho năm 2022 là 7% bằng tiền mặt. Mức cổ tức này tương tự với mức cổ tức năm 2021 mà HĐQT trình ĐHĐCĐ. Như vậy, với gần 478 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến phải chi ra 334,5 tỷ đồng để chi trả cổ tức năm 2021.

Trên thị tường chứng khoán, tại phiên giao dịch sáng ngày 15/7, cổ phiếu PVS giảm 500 đồng tạm dừng tại mức 23.200đ/cp.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

PVS bổ sung thêm ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện

PVS vừa bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh vào điều lệ công ty gồm sản xuất điện; truyền tải và phân phối điện (bán ...

PVS lên kế hoạch lợi nhuận giảm 28% so với năm 2021

Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVS - sàn HNX) mới công bố tài liệu ...

Khi nào nên cắt lỗ cổ phiếu PVS?

Chứng khoán ACB cho rằng nên cắt lỗ khi PVS đóng cửa dưới 18.500 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ cắt lỗ là 9,8%. Tỷ trọng PVS ...

Thiên Ân

Tin cũ hơn
Xem thêm