Thuế - Bảo hiểm

Chính sách mới của bảo hiểm giúp 252 bệnh mạn tính được kê thuốc ngoại trú dài ngày

Ngọc Hải 02/07/2025 19:10

Bảo hiểm y tế vừa bổ sung danh mục 252 bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú dài hơn 30 ngày.

Theo thông tư mới vừa được Bộ Y tế ban hành ngày 30-6, người mắc một số bệnh mạn tính thuộc danh mục cho phép sẽ được kê đơn thuốc ngoại trú dài hơn 30 ngày, thay vì bị giới hạn tối đa 30 ngày như trước.

thuôsc bhyt
Người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Danh mục cụ thể do Bộ Y tế công bố gồm 16 nhóm bệnh, như: bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng; bệnh của máu; bệnh tâm thần; bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa… giúp người bệnh được điều trị liên tục, thuận tiện và tiết kiệm hơn.

Tuy nhiên, không phải cứ mắc bệnh trong danh mục là sẽ mặc nhiên được cấp thuốc dài ngày. Bác sĩ phải dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh để quyết định số ngày cấp thuốc có thể là 30, 60 hoặc 90 ngày. Người kê đơn cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đảm bảo đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán, mức độ ổn định của bệnh và khả năng người bệnh tự theo dõi tại nhà.

Trong trường hợp bệnh nhân chưa dùng hết thuốc nhưng bệnh diễn biến bất thường, hoặc không thể tái khám đúng hẹn, bắt buộc phải quay lại cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá và điều chỉnh đơn thuốc nếu cần.

Bộ Y tế cũng yêu cầu thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn cho người bệnh: chỉ áp dụng kê đơn dài ngày với bệnh ổn định, phác đồ rõ ràng, thuốc an toàn và không cần xét nghiệm thường xuyên. Đồng thời, bệnh nhân phải được hướng dẫn cụ thể để tự theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm tác dụng phụ nếu có.

Dưới đây là danh mục 252 bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày quy định tại Phụ lục VII ban hành kèmThông tư 26/2025/TT-BYT, cụ thể như sau:

TT
Mã TT
Danh mục bệnh theo các chuyên khoa
Mã bệnh theo ICD 10
(1)
(2)
(3)
(4)
I.

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
1)
1.1
Viêm gan vi rút B mạn tính
B18.1
2)
1.2
Bệnh nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS
B20 đến B24, Z21
II.

Bướu tân sinh (Neoplasm)
3)
2.1
Ung thư vú
C50
4)
2.2
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
C34
5)
2.3
Ung thư tuyến giáp
C73
III.

Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
6)
3.1
Bệnh Thalassemia
D56
7)
3.2
Bệnh hồng cầu hình liềm
D57
8)
3.3
Các thiếu máu tan máu di truyền
D58
9)
3.4
Thiếu máu tan máu mắc phải
D59
10)
3.5
- Suy tủy xương một dòng hồng cầu mắc phải
D60
11)
3.6
- Các thể suy tủy xương khác
D61
12)
3.7
Thiếu yếu tố VIII di truyền (Hemophilia A)
D66
13)
3.8
Thiếu yếu tố IX di truyền (Hemophilia B)
D67
14)
3.9
Tăng tiểu cầu tiên phát
D75.2
15)
3.10
Hội chứng thực bào tế bào máu liên quan đến nhiễm trùng
D76.2
16)
3.11
Bệnh Sarcoidosis
D86
17)
3.12
Tăng Gammaglobulin máu không đặc hiệu
D89.2
IV.

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
18)
4.1
Suy tuyến giáp
E03
19)
4.2
Nhiễm độc giáp
E05
20)
4.3
Bệnh suy tuyến cận giáp
E20.8
21)
4.4
Cường cận giáp và các rối loạn khác của tuyến cận giáp
E21
22)
4.5
Hội chứng Cushing
E24
23)
4.6
Tăng Aldosteron
E26
24)
4.7
Bệnh Bartter
E26.8
25)
4.8
Các rối loạn của tuyến thượng thận
E27
26)
4.9
Rối loạn chức năng đa tuyến
E31
27)
4.10
Bệnh Wilson
E83.0
28)
4.11
Chuyển hóa + Giảm Kali máu
E87.6
29)
4.12
Suy giáp sau điều trị
E89.0
30)
4.13
Đái tháo đường
E10 - E14 (trừ E10.0, E10.1, E11.0, E11.1, E12.0, E12.1, E13.0, E13.1, E14.0, E14.1)
31)
4.14
Cường tuyến yên
E22
32)
4.15
Suy tuyến yên
E23.0
33)
4.16
Rối loạn thượng thận sinh dục
E25
34)
4.17
Thiểu năng vỏ thượng thận nguyên phát
E27.1
35)
4.18
Dậy thì sớm
E30.1
36)
4.19
Rối loạn tuyến thượng thận trong các bệnh đã được phân loại.
E35.1
37)
4.20
Rối loạn chuyển hoá sắt
E83.1
38)
4.21
Thoái hoá dạng bột
E85
39)
4.22
Nhược cơ thể mắt
G70
40)
4.23
Nhỏ so với tuổi thai
P05.1
41)
4.24
Prader Willi
Q87.1
V.

Bệnh tâm thần
42)
5.1
Mất trí trong bệnh Alzheimer
F00
43)
5.2
Mất trí tuệ trong các bệnh lý khác được xếp loại ở chỗ khác
F02
44)
5.3
Mất trí tuệ không biệt định
F03
45)
5.4
Hội chứng quên thực tổn không do rượu và chất tác động tâm thần khác
F04
46)
5.5
Rối loạn tâm thần do tổn thương, rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể
F06
47)
5.6
Các rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh não, tổn thương và rối loạn chức năng não
F07
48)
5.7
Các rối loạn tâm thần và hành vi do rượu
F10
49)
5.8
Tâm thần phân liệt
F20
50)
5.9
Rối loạn loại phân liệt
F21
51)
5.10
Rối loạn hoang tưởng dai dẳng
F22
52)
5.11
Rối loạn phân liệt cảm xúc
F25
53)
5.12
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
F31
54)
5.13
Giai đoạn trầm cảm
F32
55)
5.14
Rối loạn trầm cảm tái diễn
F33
56)
5.15
Các trạng thái rối loạn khí sắc
F34
57)
5.16
Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi
F40
58)
5.17
Các rối loạn lo âu khác
F41
59)
5.18
Rối loạn ám ảnh nghi thức
F42
60)
5.19
Rối loạn stress sau sang chấn
F43.1
61)
5.20
Các rối loạn sự thích ứng
F43.2
62)
5.21
Các rối loạn dạng cơ thể
F45
63)
5.22
Các rối loạn nhân cách đặc hiệu
F60
64)
5.23
Các rối loạn nhân cách hỗn hợp và các rối loạn nhân cách khác
F61
65)
5.24
Các biến đổi nhân cách lâu dài không thể gán cho một tổn thương não hoặc một bệnh não
F62
66)
5.25
Các rối loạn khác về hành vi và nhân cách ở người thành niên
F68
67)
5.26
Chậm phát triển tâm thần
F70 đến F79
68)
5.27
Các rối loạn về phát triển tâm lý
F80 đến F89
69)
5.28
Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên
F90 đến F98
70)
5.29
Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các dạng thuốc phiện
F11.2 đến F11.9
71)
5.30
Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng nhiều loại ma túy và chất tác động tâm thần khác
F19.2 đến F19.8
VI.

Bệnh hệ thần kinh
72)
6.1
Sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu
F01
73)
6.2
Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (bệnh teo hệ thống ảnh hưởng chủ yếu tới hệ thần kinh trung ương trong bệnh phân loại nơi khác)
G13
74)
6.3
Bệnh Parkinson
G20
75)
6.4
Hội chứng Parkinson thứ phát
G21
76)
6.5
Loạn trương lực cơ (Dystonia)
G24
77)
6.6
Bệnh Alzheimer
G30
78)
6.7
Xơ cứng rải rác (Multiple Sclerosis)
G35
79)
6.8
Động kinh
G40
80)
6.9
Bệnh nhược cơ
G70.0
81)
6.10
Viêm não viêm tủy và viêm não tủy
G04
82)
6.11
Di chứng của bệnh viêm hệ thần kinh trung ương
G09
83)
6.12
Teo cơ do tủy sống và hội chứng liên quan (Bao gồm G12.2 – Bệnh nơ ron vận động)
G12
84)
6.13
Viêm tủy thị thần kinh
G36.0
85)
6.14
Viêm tủy cắt ngang
G37.3
86)
6.15
Đau dây thần kinh tam thoa (dây thần kinh số V)
G50.0
87)
6.16
Co thắt giật cơ, múa giật
G51.3
88)
6.17
Đau dây thần kinh sau zona
G53.0
89)
6.18
Các tổn thương đám rối thần kinh cánh tay
G54
90)
6.19
Hội chứng Guillain-Barré (Hội chứng viêm đa rễ đa dây thần kinh)
G61.0
91)
6.20
Bệnh nhiều dây thần kinh do viêm (mạn tính)
G61
92)
6.21
Bệnh cơ tiên phát
G71
93)
6.22
Bệnh cơ khác
G72
94)
6.23
Bại não trẻ em
G80
95)
6.24
Di chứng bệnh mạch máu não
I69
96)
6.25
Não úng thủy
Q03
97)
6.26
Neuroblastomas

98)
6.27
Hội chứng Down
Q90
99)
6.28
Hội chứng Edward và hội chứng Pateau
Q91
100)
6.29
Viêm não tự miễn
G04
101)
6.30
Viêm tủy ngang cấp trong bệnh mất myeline của hệ thần kinh Trung ương
G37.3
102)
6.31
Viêm thần kinh thị
H46
103)
6.32
U xơ thần kinh lành tính
Q85.0
VII.

Bệnh mắt và phần phụ của mắt
104)
7.1
Rối loạn khác của tuyến lệ
H04.1
105)
7.2
Viêm giác mạc
H16
106)
7.3
Bệnh viêm mống mắt thể mi
H20
107)
7.4
Bệnh co mi mắt
H21
108)
7.5
Viêm hắc võng mạc
H30
109)
7.6
Bong võng mạc co kéo
H33.4
110)
7.7
Tắc mạch máu võng mạc khác
H34.8
111)
7.8
Rối loạn võng mạc khác
H35
112)
7.9
Bệnh võng mạc đái tháo đường
H35
113)
7.10
Glôcôm
H40
114)
7.11
Glôcôm bẩm sinh
H44.5
115)
7.12
Viêm nội nhãn khác
H44.1
116)
7.13
Viêm thần kinh thị giác
H46
117)
7.14
Bỏng với hậu quả gây vỡ và/hoặc phá hủy nhãn cầu
T26.2
118)
7.15
Tình trạng ghép giác mạc
Z94.7
VIII.

Bệnh hệ tuần hoàn
119)
8.1
Hội chứng mạch vành cấp
I20, I21, I22, I23
120)
8.2
Bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn
I25
121)
8.3
Viêm co thắt màng ngoài tim mạn
I31.1
122)
8.4
Viêm tắc động mạch
I74
123)
8.5
Viêm tắc tĩnh mạch
I80
124)
8.6
Tăng huyết áp có biến chứng
I10
125)
8.7
Bệnh cơ tim: Cơ tim giãn; Cơ tim hạn chế; Cơ tim phì đại; Bệnh cơ tim khác
I42
126)
8.8
Thông động tĩnh mạch phổi
Q25.7, Q26
127)
8.9
Bất thường động mạch phổi bẩm sinh
Q25.7
128)
8.10
Tăng huyết áp
I10
IX.

Bệnh hệ hô hấp
129)
9.1
Hen phế quản
J45
130)
9.2
Các bệnh phổi mô kẽ khác
J84
131)
9.3
Bệnh mô bào Langerhans ở phổi
C96.6
132)
9.4
Viêm phổi do nấm
J17.2
X.

Bệnh hệ tiêu hóa
133)
10.1
Viêm gan tự miễn
K75.4
134)
10.2
Xơ gan ứ mật nguyên phát
K74.3
135)
10.3
Táo bón
K59.0
136)
10.4
Loét dạ dày
K25
137)
10.5
Loét tá tràng
K26
138)
10.6
Nôn chu kỳ

139)
10.7
Dị tật bẩm sinh khác của gan (Hội chứng Alagille)
Q44.7
140)
10.8
Bất thường tĩnh mạch cửa
S35.3
141)
10.9
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
K76.6
142)
10.10
Bệnh Crigler Naja
E80.5
143)
10.11
Teo đường mật
Q44.2
144)
10.12
Gan nhiễm mỡ
K76.0
145)
10.13
Rối loạn chu trình ure
E72.2
146)
10.14
U nang ống mật chủ đã mổ
Q44.4
147)
10.15
Sỏi mật
K80
148)
10.16
Hội chứng Budd-Chiari
I82.0
149)
10.17
Cổ chướng
R18
150)
10.18
Nang đường mật
K83.5
151)
10.19
Cường lách
D73.1
152)
10.20
Bệnh gan, không đặc hiệu
K76.9
153)
10.21
Bệnh gan nhiễm độc, có ứ mật
K71.0
154)
10.22
Huyết khối tĩnh mạch cửa
I81
155)
10.23
Bệnh tích luỹ glycogen
E74.0
156)
10.24
Gan to, không phân loại ở phần khác
R16.0
157)
10.25
Bất thường của albumin
R77.0
158)
10.26
Nang tụy
K86.2
159)
10.27
Nang đường mật
K83.5
160)
10.28
Viêm xơ đường mật tiên phát
Q44.5
161)
10.29
Xơ gan bẩm sinh
Q44.6
162)
10.30
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
K21.0
XI.

Bệnh da và mô dưới da
163)
11.1
Pemphigus
L10
164)
11.2
Bọng nước dạng Pemphigus
L12
165)
11.3
Bệnh Duhring Brocq
L13.0
166)
11.4
Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh
L14
167)
11.5
Viêm da cơ địa
L20; L30
168)
11.6
Viêm da tróc vảy/ Đỏ da toàn than
L26
169)
11.7
Vảy nến
L40
170)
11.8
Vảy phấn đỏ nang long
L44.0
171)
11.9
Hồng ban nút
L52
172)
11.10
Viêm da mủ hoại thư
L88
173)
11.11
Loét mạn tính da
L98.4
174)
11.12
Bệnh Á vẩy nến:
L41
175)
11.13
- Á vẩy nến Pleva
L41.0
176)
11.14
- Á vẩy nến Plc
L41.1
177)
11.15
- Á vẩy nến màng nhỏ
L41.3
178)
11.16
- Á vẩy nến màng lớn
L41.4
179)
11.17
- Á vẩy nến dạng lưới
L41.5
180)
11.18
- Á vẩy nến dạng khác
L41.8
181)
11.19
Mày đay mạn tính
L50
XII.

Bệnh hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết
182)
12.1
Lupus ban đỏ hệ thống
M32
183)
12.2
Viêm khớp phản ứng
M02.8, M02.9
184)
12.3
Viêm khớp dạng thấp
M05
185)
12.4
Viêm khớp vảy nến và viêm khớp trong bệnh lý ruột
M07.3
186)
12.5
Bệnh Gút
M10
187)
12.6
Các bệnh khớp do vi tinh thể
M11
188)
12.7
Thoái hoá khớp háng
M16
189)
12.8
Thoái hoá khớp gối
M17
190)
12.9
Viêm quanh nút động mạch và các bệnh lý liên quan
M30
191)
12.10
Bệnh lý mạch hoại tử khác
M31
192)
12.11
Viêm đa cơ và viêm da cơ
M33
193)
12.12
Xơ cứng bì toàn thể
M34
194)
12.13
Hội chứng khô (Sjogren’s syndrome)
M35.0
195)
12.14
Trượt đốt sống
M43
196)
12.15
Viêm cột sống dính khớp
M45
197)
12.16
Thoái hóa cột sống
M47
198)
12.17
Bệnh đĩa đệm cột sống cổ
M50
199)
12.18
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng
M75.0
200)
12.19
Loãng xương có gãy xương bệnh lý
M80
201)
12.20
Gãy xương không liền (khớp giả)
M84.1
202)
12.21
Gãy xương bệnh lý
M84.4
203)
12.22
Loạn sản xơ xương
M85.0
204)
12.23
Cốt tuỷ viêm (viêm xương- tủy xương)
M86
205)
12.24
Hoại tử xương vô khuẩn tự phát
M87.0
206)
12.25
Hội chứng đau vùng phức hợp (Loạn dưỡng giao cảm phản xạ)
M89.0
207)
12.26
Gãy xương trong bệnh khối U
M90.7
208)
12.27
Các biến dạng mắc phải của hệ cơ xương khớp và mô liên kết
M95
209)
12.28
Viêm khớp mủ
M00
210)
12.29
Bệnh lý khớp phản ứng và sau nhiễm trùng ở những bệnh đã được phân loại khác tiến triển thành mạn tính
M03
211)
12.30
Viêm khớp dạng thấp RF (-)
M06
212)
12.31
Bệnh Still người lớn
M06.1
213)
12.32
Viêm khớp thiếu niên
M08
214)
12.33
Viêm khớp thiếu niên ở những bệnh đã được phân loại khác
M09
215)
12.34
Viêm khớp khác
M13
216)
12.35
Thoái hóa nhiều khớp
M15
217)
12.36
Thoái hóa khớp bàn ngón tay
M18
218)
12.37
Thoái hóa khớp khác
M19
219)
12.38
Bệnh khớp đặc hiệu khác
M24
220)
12.39
Bệnh lý khác của tổ chức liên kết
M35
221)
12.40
Bệnh của tổ chức liên kết trong các bệnh lý khác
M36
222)
12.41
Bệnh lý cột sống ở những bệnh đã được phân loại khác
M49
223)
12.42
Bệnh lý đĩa đệm khác
M51
224)
12.43
Bệnh lý cột sống không được phân loại khác
M53
225)
12.44
Đau cột sống
M54
226)
12.45
Viêm cơ
M60
227)
12.46
Canxi và cốt hóa của cơ
M61
228)
12.47
Viêm màng hoạt dịch và viêm gân
M65
229)
12.48
Bệnh lý khớp vai
M75
230)
12.49
Viêm tổ chức mỡ dưới da không đặc hiệu
M79.3
231)
12.50
Đau xơ cơ
M79.7
232)
12.51
Loãng xương không gãy xương bệnh lý
M81
233)
12.52
Loãng xương trong các bệnh lý khác
M82
234)
12.53
Nhuyễn xương người lớn
M83
235)
12.54
Bệnh Paget
M88
XIII.

Bệnh hệ sinh dục - Tiết niệu
236)
13.1
Viêm thận lupus
N01
237)
13.2
Tiểu máu dai dẳng và tái phát
N02
238)
13.3
Hội chứng viêm thận mạn
N03
239)
13.4
Hội chứng thận hư
N04
240)
13.5
Các bệnh cầu thận mạn do nguyên nhân nguyên phát và thứ phát
N08
241)
13.6
Suy thận mạn
N18
242)
13.7
Protein niệu đơn độc với tổn thương hình thái xác định
N06
243)
13.8
Bệnh lý thận di truyền, không phân loại mục khác
N07
244)
13.9
Sỏi thận và/hoặc niệu quản
N20
245)
13.10
Rối loạn do suy giảm chức năng ống thận
N25
246)
13.11
Bệnh lý tiết niệu do tắc nghẽn và/hoặc trào ngược
N13
247)
13.12
Ban xuất huyết dị ứng
D69.0
XIV.

Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản
248)
14.1
Rong kinh lúc dậy thì
N92.2
XV.

Vết thương ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân bên ngoài
249)
15.1
Di chứng bỏng
T95
XVI.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế
250)
16.1
Thay khớp háng
Z69.64
251)
16.2
Thay khớp gối
Z69.65
252)
16.3
Ghép tạng và điều trị sau ghép tạng
Z94

Với chính sách mới này, kỳ vọng hàng triệu bệnh nhân mạn tính trên cả nước sẽ giảm bớt gánh nặng đi lại, tiết kiệm chi phí và thời gian, trong khi vẫn được chăm sóc, điều trị hiệu quả và an toàn hơn.

Ngọc Hải