Nhiều điểm bất thường tại Dự án Sân golf Đồng Tâm (Hòa Bình)

Cập nhật: 10:00 | 09/05/2019 Theo dõi KTCK trên

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản số 840/SKHĐT-DN gửi các bộ để lấy ý kiến thẩm định hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án Sân golf Đồng Tâm do Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tâm đề xuất. Tuy nhiên, từ hồ sơ đề xuất nổi lên một số điểm rất đáng chú ý như vấn đề chuyển đổi đất rừng, sự minh bạch trong báo cáo tài chính, mức khái toán bồi thường với giá chỉ 12.000VNĐ/m2.

nhieu diem bat thuong tai du an san golf dong tam hoa binh Cần Thơ trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư dự án sân golf Cồn Ấu
nhieu diem bat thuong tai du an san golf dong tam hoa binh Đấu thầu dự án sân golf ‘khủng’ ở TP.HCM
nhieu diem bat thuong tai du an san golf dong tam hoa binh SHB cấp gói tín dụng gần 700 tỷ đồng cho dự án Sân Golf Bảo Ninh

Giá đất chỉ 12.000/m2

Theo hồ sơ đề xuất, dự án Sân golf Đồng Tâm có quy mô 18 lỗ, có nhu cầu sử dụng 1069,97ha, được xây dựng tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Mục tiêu của dự án là nhằm phát triển du lịch, thể thao, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông – lâm nghiệp sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ theo hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh Hòa Bình, hình thành một khu kinh tế dịch vụ đồng bộ, phục vụ thương mại, du lịch và giải trí; Khai thác hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất hiện có, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương; tăng thu ngân sách hàng năm cho tỉnh Hòa Bình.

Về hiện trạng đất, trong số 106,97ha có 102,84ha đất lâm nghiệp (rừng sản xuất chiếm 86,23ha; đất trồng cây lâu năm 8,12ha; đất núi đá không có rừng 8,49ha), có 0,89ha đất trồng lúa và 3,24ha là đất khác. Phần lớn diện tích đất này của 2 doanh nghiệp nhà nước là Công ty TNHH MTV Sông Bôi Hòa Bình và Công ty TNHH MTV Thanh Hà Hòa Bình. UBND tỉnh đã thu hồi đất rừng của 2 doanh nghiệp này vào tháng 12/2014 và tháng 08/2017 với lý do cả 2 doanh nghiệp này không có nhu cầu sử dụng.

nhieu diem bat thuong tai du an san golf dong tam hoa binh
Khu vực triển khai dự án

Điểm đáng chú ý là, khu vực dự án không có đất ở, đất rừng sản xuất chủ yếu là của cán bộ nông trường nhận khoán trồng cây và sản xuất nông nghiệp. Để xây dựng sân golf, phần đất rừng sản xuất này phải được chuyển đổi theo đúng quy định. Còn phần đất của dân và đất nhà nước đã giao cho các doanh nghiệp khác quản lý thì tiến hành thương thảo chuyển nhượng.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại khu rừng sản xuất sang làm dự án sân golf có phải thực hiện đấu giá lựa chọn nhà đầu tư hay không chúng tôi chưa đề cập đến trong bài viết này. Còn về tính toán chi phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tại bản thuyết minh nhà đầu tư đã đề xuất như sau: Tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ GPMB để triển khai dự án xây dựng sân golf Đồng Tâm là 249.058.139.807VNĐ (Trong đó, chi phí bồi thường về đất là 15.616.929.000 VNĐ; chi phí bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc là 889.000.000VNĐ; chi phí về cây trồng là 164.403.230.000VNĐ; chi phí bồi thường đầu tư vào đất còn lại là 4.158.196.200VNĐ; chính sách hỗ trợ là 36.909.596.500VNĐ; chi phí thực hiện công tác GPMB (2%) là 4.439.539.034VNĐ; chi phí 22.640.646.073VNĐ).

Chia ra, mức bồi thường đất rừng sản xuất chỉ là 12.000VNĐ/m2, đất trồng cây hàng năm chỉ 45.000VNĐ/m2, đất trồng cây lâu năm đơn giá 60.000VNĐ/m2. Sở dĩ có mức bồi thường thấp là bởi, nhà đầu tư khái toán theo đơn giá được quy định tại Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 ban hành quy định bảng giá các loại đất năm 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

“Ì ạch cả thập niên”

Tiền thân “Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tâm” là “Công ty cổ phần AVE”. Có lẽ, cái tên AVE để lại dấu ấn không tốt với người dân địa phương khi nhắc tới những cuộc phản đối dự án từ chục năm trước?

Trước đây, khi thực hiện dự án, Công ty cổ phần AVE chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết như lập quy hoạch chi tiết về xây dựng tỷ lệ 1/500 để tỉnh phê duỵệt, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thì công ty đã vội vàng thi công hạng mục sân golf, phá mất 2,6 ha rừng phòng hộ, san lấp 11.000 m3 đất, đá đồi bô xuống lòng hồ, gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân.

Nhìn lại diễn biến trước đó, ngày 22/01/2008 UBND tỉnh Hòa Bình đã cấp giấy chứng nhận đầu tư số 25121000006 cho Công ty cổ phần AVE. Theo đó, mục tiêu của dự án là xây dựng, kinh doanh khu du lịch sân golf 36 lỗ; khách sạn 5 sao 168 phòng; 263 biệt thự nhà vườn; khu thể thao văn hóa vui chơi giải trí; vật lý trị liệu; dịch vụ nhà hàng, câu cá, bán đồ lưu niệm; các hoạt động du lịch, nuôi, trồng các loại cây cảnh, thủy sản.

Cũng theo chứng nhận đầu tư trên, thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ năm 2004, được chia làm 3 giai đoạn thực hiện (Giai đoạn I – năm 2008; Giai đoạn II – năm 2009, 2010; Giai đoạn III - 2011). Năm 2011 phải hoàn thành đầu tư xây dựng, đưa toàn bộ dự án vào khai thác kinh doanh. Nhà đầu tư được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu và tiền thuê đất.

Đến năm 2009, UBND tỉnh Hòa Bình đã cấp cho Công ty cổ phần AVE giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh. Lúc này, mục tiêu còn lại là, đầu tư phát triển hài hòa trên cơ sở tiềm năng sẵn có của khu vực để xây dựng một quần thể du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng cao cấp, hội thảo, hội nghị, thể thao văn hóa và vui chơi giải trí, trồng cây cảnh và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện trạng khu vực dự án này chỉ là một ngôi nhà điều hành cũ kỹ, một hồ nước và mấy căn nhà ven hồ chứ không sầm xuất như “viễn cảnh ban đầu”. Song thay vì triển khai dự án như đã cam kết, nay Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tâm lại thay tên mới để xin chủ trương đầu tư sân golf. Đáng chú ý, trong hồ sơ đề xuất dự án Sân golf Đồng Tâm lần này đến năm 2021 mới đi vào vận hành.

Được biết, theo giấy đăng ký kinh doanh thì Công ty cổ phần Du lịch Đồng Tâm được hình thành trên cơ sở góp vốn từ Công ty PCXD và DVTM Vạn Niên (người đứng đầu là ông Chu Đức Long) với tổng mức vốn là 50.400.000.000VNĐ, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội (người đứng đầu là ông Thái Duy Đô) với tổng vốn góp là 45.150.000.000VNĐ, và một nữ doanh nhân quyền lực với tổng vốn góp là 9.450.000.000VNĐ.

Nhóm PV

Tin cũ hơn
Xem thêm