Ngân hàng Sài Gòn (SCB) tăng lãi suất lên mức kỷ lục, kỳ hạn 6 tháng lên tới 9,35%

Cập nhật: 08:24 | 13/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thông báo áp dụng biểu lãi suất mới từ ngày 11/11. Trong đó ngân hàng quyết định điều chỉnh lãi suất tăng ở tất cả các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

VCBS: Áp lực lên các biến số kinh tế vĩ mô chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

SCB tăng lãi suất tiết kiệm ở tất cả các kỳ hạn
SCB tăng lãi suất tiết kiệm ở tất cả các kỳ hạn

Tại biểu lãi suất mới, khi gửi tiết kiệm online tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), sản phẩm có lãi suất cao nhất là Tiền gửi online và lĩnh lãi cuối kỳ ghi nhận các kỳ hạn dưới 6 tháng đều được áp dụng mức lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 6%/năm.

Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng được hưởng mức lãi suất cao hơn hẳn là 9,35%/năm; lãi suất các kỳ hạn từ 7 đến 12 tháng được huy động với mức lãi suất trong khoảng 9,4% – 9,65%/năm.

Đặc biệt, các kỳ hạn 13 - 36 tháng đang được nhà băng này chào lãi suất lên tới 9,75%/năm - mức lãi suất niêm yết cao nhất hệ thống.

Biểu lãi suất online. (Nguồn: SCB)
Biểu lãi suất online. (Nguồn: SCB)

Trước đó, ngân hàng SCB cũng là ngân hàng có mức lãi suất niêm yết cao nhất hệ thống khi lên tới gần 9,3%/năm từ ngày 26/10. Như vậy, so với biểu lãi suất công bố hồi cuối tháng 10, lãi suất huy động tại SCB hiện đã tăng thêm tăng 0,45 – 0,65%/năm đối với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Ngoài ra, ngân hàng này cũng triển khai chương trình tặng Coupon lãi suất 0,8%/năm cho khách hàng cá nhân tham gia giao dịch tiền gửi tại quầy trong thời gian từ ngày 02/11/2022 đến hết ngày 31/12/2022 hoặc đến khi SCB có thông báo mới.

Coupon được áp dụng cho khách hàng gửi mới các sản phẩm tiền gửi tiết tiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại quầy bằng VND với kỳ hạn gửi từ 06 tháng đến 11 tháng.

Không riêng SCB, nhiều ngân hàng cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động thêm khoảng 1 điểm % sau động thái của NHNN, đưa lãi suất tại các kỳ hạn dưới 6 tháng lên kịch trần 6%/năm.

Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo lãi suất huy động sẽ tăng 1-1,5%, tương ứng với kịch bản cơ sở lạm phát tăng 3,8% trong các tháng cuối năm 2022 do nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi.

Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường 1 chịu nhiều áp lực khi tăng trưởng huy động không theo kịp tăng trưởng tín dụng, sẽ buộc các NHTM nâng lãi suất huy động; và nhu cầu tiền mặt mùa cao điểm, Tết Nguyên đán tăng cao vào cuối năm sẽ tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản hệ thống.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Việt Nam không có trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ vừa ban hành Báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn ...

So sánh lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng: Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất tháng 11/2022?

Khảo sát trong tháng 11 này, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng tại 30 ngân hàng trong nước đang dao động trong khoảng ...

VCBS: Áp lực lên các biến số kinh tế vĩ mô chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa công bố báo cáo vĩ mô, trong đó đưa ra nhiều nhận định về thị trường tiền tệ trong thời ...

Hoàng Hà (t/h)