Giá xăng dầu hôm nay 25/7/2022: Dầu thô chịu áp lực giảm giá mạnh

Cập nhật: 06:29 | 25/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngay phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô đã có xu hướng giảm mạnh khi mà các dữ liệu từ Trung Quốc cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu của nước này sụt giảm. Tại thị trường trong nước, ngày 21/7, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá bán lẻ đối với các mặt hàng xăng dầu trong nước.

Quỹ bình ổn xăng dầu Petrolimex tăng trở lại

Giá xăng dầu hôm nay 23/7/2022: Trên đà giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 24/7/2022: Sắc đỏ bao trùm

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018 do các nhà máy lọc dầu của nước lại hạn chế công suất do lo ngại các đợt phong toả sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Sản lượng của các nhà máy lọc dầu tại nước này đã giảm gần 10% so với 1 năm trước, riêng tháng 6, sản lượng đã giảm tới 6%.

Các báo cáo hàng tháng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đưa cảnh báo về nhu cầu dầu toàn cầu đang giảm, đặc biệt là tại các nền kinh tế lớn. Còn theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nhu cầu đã giảm xuống còn 18,7 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021.

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 18/7/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 93,53 USD/thùng, giảm 1,04 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 99,85 USD/thùng, giảm 1,31 USD/thùng trong phiên.

Đà giảm của giá dầu tạm bị chặn lại và bật tăng mạnh trong phiên 19/7 khi thông tin về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Ả Rập Xê-út và UAE đã không mang lại những kết quả như kỳ vọng được phát đi, và đồng USD suy yếu.

Nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc được ghi nhận giảm mạnh trong tháng 6/2022 do lo ngại về dịch bệnh. Tuy nhiên, trong bức tranh kinh tế đó, giới phân tích vẫn chỉ ra nhiều điểm kỳ vọng. Đó là lĩnh cực khai thác, chế tạo tăng 0,9% so với quý II/2021; doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 3,1%; sản xuất công nghiệp phục hồi 3,9% so với cùng kỳ…

Giá dầu cũng được hỗ trợ mạnh bởi lo ngại G7 sẽ áp giá trần với dầu mỏ Nga. Theo ông Gal Luft, Giám đốc Viện Phân tích An ninh Toàn cầu, thì đây là một ý tưởng vô lý bởi nó giống việc đến một cửa hàng và yêu cầu người bán hàng phải bán với giá thấp hơn mức giá niêm yết. Vị chuyên gia này đồng thời cũng cảnh báo động thái này có thể đẩy giá dầu lên mức 140 USD/thùng.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 20/7/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 100,35 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 107,25 USD/thùng.

Theo dữ liệu từ Reuters, dự trữ xăng của Mỹ đã tăng tới 3,5 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa con số dự báo được đưa ra là chỉ tăng 71.000 thùng. Nguồn cung khí đốt của Nga qua đường ống Nord Stream 1 cũng được cho là sẽ sớm khởi động trở lại.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng được ghi nhận ở mức thấp nhất kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 cách đây 2 năm. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), tăng trưởng kinh tế quý II của nước này ở mức 0,4%, thấp hơn dự báo 1,2% của các nhà kinh tế và là mức yếu nhất kể từ năm 2020.

Ngày 21/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương xuống còn 4,6%, giảm so với mức dự báo 5,2% được đưa ra hồi tháng 4/2022.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu ngày 24/7 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 95,09 USD/thùng; giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 103,63 USD/thùng.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 21/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

- 2.715 đồng/lít

25.073 đồng/lít

Xăng RON95-III

- 3.605 đồng/lít

26.070 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

- 1.735 đồng/lít

24.858 đồng/lít

Dầu hỏa

- 1.099 đồng/lít

25.246 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 1.164 đồng/kg

16.548 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 21/7. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 19 đợt điều chỉnh, trong đó có 13 đợt tăng, 6 đợt giảm.

Ở kỳ điều hành lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 950 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 950 đồng/lít, dầu diesel ở mức 550 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 700 đồng/lít (kỳ trước là 800 đồng/lít) và dầu mazut ở mức 950 đồng/kg.

Mới đây, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính phải sớm báo cáo phương án điều chỉnh, giảm các loại thuế với xăng dầu.

Hiện, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ ngành về việc điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì (thuộc mã HS từ 2710.12.21 đến 2710.12.29) từ 20% xuống 10% nhằm đa dạng thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, Bộ cũng đã báo cáo Thủ tướng việc giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng với xăng dầu.

Về phía Bộ Công Thương, Chính phủ giao theo dõi sát thị trường, điều hành chủ động và tìm kiếm các nguồn cung có giá ưu đãi; giám sát hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bộ này cũng được giao kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng chờ nâng giá.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm