Cổ phiếu Sao Mai (ASM) trần cứng sau thông tin về cuộc họp ĐHĐCĐ

Cập nhật: 15:45 | 26/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Sau thông tin về cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên 2024 được Sao Mai công bố, cổ phiếu ASM ngay lập tức tăng trần...

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 26/3, cổ phiếu ASM của Công ty CP Tập đoàn Sao Mai tăng kịch biên độ (+6,67%) lên 12.800 đồng/cp. Khối lượng khớp lệnh trong phiên đạt gần 11 triệu đơn vị, dư mua ở mức giá trần hơn 600.000 cổ phiếu. Cổ phiếu ASM bật tăng tích cực ngay sau thông tin về tài liệu cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 được công bố.

Cổ phiếu Sao Mai (ASM) trần cứng sau thông tin về cuộc họp ĐHĐCĐ

Tập đoàn Sao Mai ngày 25/3 đã công bố các thông tin liên quan đến ĐHĐCĐ thường niên 2024 sắp tới. Theo kế hoạch, cuộc họp ĐHĐCĐ sắp tới sẽ được diễn ra tại Khách sạn Đông Xuyên, tỉnh An Giang, thời gian tổ chức vào sáng ngày 21/4.

Theo tờ trình thông qua một số nội dung tại đại hội, Hội đồng quản trị công ty trình ĐHĐCĐ 4 nội dung chính, trong đó có báo cáo kết quả hoạt động 2023, phương hướng hoạt động 2024; thông qua phương án phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức.

Năm 2023, Tập đoàn Sao Mai ghi nhận doanh thu đạt 12.000 tỷ đồng, giảm 13%. Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng lao dốc 72% xuống còn 274 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng 6 năm kinh doanh của công ty.

Kế hoạch trong năm 2024, ban lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai đặt kế hoạch tham vọng với chỉ tiêu doanh thu 14.222 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 800 tỷ đồng, tăng lần lượt 19% và 192% so với thực hiện năm 2023.

Đáng chú ý, công ty đề xuất trả cổ tức cho cổ đông công ty cả năm 2022 và 2023 với tổng tỉ lệ 10% từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Hình thức chi trả là phát hành cổ phiếu, tương đương với số lượng gần 33,7 triệu đơn vị (giá trị theo mệnh giá gần 337 tỷ đồng). Theo đó, vốn điều lệ dự kiến nâng từ 3.365 tỷ đồng lên trên 3.700 tỷ đồng.

Tại một diễn biến khác, cuối tháng 2/2024, tổ chức PYN Elite Fund có quốc tịch tại Phần Lan đã báo cáo về thay đổi sở hữu tại Tập đoàn Sao Mai. Theo đó, tổ chức trên đã hoàn tất giao dịch mua 4,1 triệu cổ phiếu ASM, nâng tỉ lệ sở hữu lên mức 6,995% vào ngày 22/2.

Trước đó, vào giữa tháng 15/1, tổ chức này cũng đã hoàn tất giao dịch mua 3,75 triệu cổ phiếu ASM, nâng tỉ lệ sở hữu lên 5,02%, tương đương với hơn 16,8 triệu cổ phiếu vào ngày 15/1/2024. Đây cũng là ngày quỹ ngoại này trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Sao Mai.

Triển vọng chung của ngành thủy sản

Diễn biến tích cực của ASM còn diễn ra trong bối cảnh ngành đã có tín hiệu lạc quan hơn với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 2/2024 ước đạt 564 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023. Mức sụt giảm này vẫn là con số tích cực vì tháng 2 năm nay có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1,3 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, xuất khẩu tôm và cá ngừ đều tăng 37% so với cùng kỳ, trong khi cá tra cá tra tăng 15% và cá các loại khác tăng 8%.

Bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm cho biết đến hết tháng 2, kim ngạch xuất khẩu tôm các loại đạt xấp xỉ 460 triệu USD. Xuất khẩu tôm có tín hiệu khả quan ở nhiều thị trường như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia…

Về triển vọng ngành, Bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tin tưởng vào khả năng vượt qua nhờ nội lực và sự thích ứng của các doanh nghiệp trong ngành. Trước đó, sự nỗ lực và linh hoạt của các doanh nghiệp đã đưa ngành thủy sản vượt qua giai đoạn chuỗi cung ứng bị đứt gãy vì dịch Covid-19.

Theo bà Hằng, thời gian tới, ngành thủy sản Việt Nam có thể sẽ có những cú “bẻ lái” về thị trường xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu. Bởi lẽ, nhu cầu về các sản phẩm dễ bảo quản, thời hạn lâu, giá hợp lý, đóng hộp, đóng túi và hàng khô dự kiến sẽ gia tăng. Trung Quốc có thể hấp dẫn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hơn, nhờ vị trí địa lý gần, chi phí vận chuyển thấp và dễ kiểm soát. Trong khi đó, thị trường thủy sản Trung Quốc nhiều khả năng bị giảm nguồn cung từ Ecuador (thuộc tốp đầu về nguồn cung, nhất là tôm) do chi phí vận tải biển tăng và tình hình an ninh bất ổn tại quốc gia Nam Mỹ này...

VNDirect vẫn chưa thể giao dịch, VN-Index dần phục hồi

Trong phiên sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục phục hồi với sự dẫn dắt của VPB và GVR.

Lực mua trở lại, VN-Index lấy lại mốc 1.280 điểm

Trong phiên giao dịch thứ Ba, thị trường chứng khoán ghi nhận đà hồi phục mạnh mẽ, qua đó trở lại mốc 1.282 điểm.

GVR "kéo" chỉ số VN-Index, dòng tiền cá mập "lình xình" trở lại thị trường

Diễn biến phiên giao dịch 26/3, dòng tiền cá mập quay lại thị trường, cổ phiếu GVR đang góp nhiều điểm nhất lên chỉ số ...

Nguyên Nam