Các doanh nghiệp chịu tác động như thế nào bởi đại dịch Covid-19?

Cập nhật: 10:29 | 26/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Tổng cục Thống kê vừa công bố Cuộc khảo sát 126.565 doanh nghiệp (trong đó có 51/66 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn) về tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó có gần 95% tập đoàn, tổng công ty gặp khó khăn do Covid-19.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện doanh nghiệp lớn chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp, và có tới 92,8% số doanh nghiệp lớn chịu tác động bởi dịch Covid-19. Đặc biệt là có tới 94,6% số tập đoàn, tổng công ty chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh toàn cầu trong khi chỉ có hơn 91% số doanh nghiệp vừa và 89,7% số doanh nghiệp nhỏ; hơn 92% doanh nghiệp siêu nhỏ bị SARS-CoV-2 'tấn công'.

Trong khi 88,7% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 thì tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 87,3% và 85,5%.

cac doanh nghiep chiu tac dong nhu the nao boi dai dich covid 19
Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết: “Dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực nhiều mặt đến hoạt động của hầu hết khu vực doanh nghiệp. Theo quy mô, doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng bị tác động từ dịch Covid-19. Điều này có thể lý giải, doanh nghiệp có quy mô lớn thường hoạt động kinh doanh đa ngành nghề, có chuỗi giá trị liên kết trong nước và quốc tế chặt chẽ, rộng hơn nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ nên chịu tác động lan tỏa nhiều hơn khi dịch bệnh bùng phát trên phạm vi toàn cầu”.

Giải pháp đưa ra không tăng giá đầu vào

Mặc dù doanh nghiệp đã áp dụng cả giải pháp tích cực lẫn tiêu cực để ứng phó với đại dịch Covid-19, nhưng đã có khoảng 20% số doanh nghiệp đang phải tạm ngừng hoạt động.

Trong nỗ lực cải thiện tình thế khó khăn của doanh nghiệp trước mắt, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt những giải pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là Chỉ thị 11/CT-TTg (được ban hành ngày 4/3/2020).

Theo ông Thúy, hầu hết các nhóm giải pháp trong Chỉ thị số 11/CT-TTg đều được doanh nghiệp đánh giá tương đối phù hợp, trong đó, giải pháp không điều chỉnh tăng giá trong quý I và quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất do Nhà nước kiểm soát giá và giải pháp miễn, giãn, giảm lãi suất vay, phí ngân hàng được nhiều doanh nghiệp ủng hộ nhất sau đó là đến giải pháp gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản nợ.

“Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử; tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn; đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và tìm thị trường mới; giảm thủ tục hành chính và chi phí logistics cũng là những giải pháp được cộng đồng đánh giá rất cao trong việc hỗ trợ để vượt qua khó khăn do dịch Covid-19”, ông Thúy cho biết thêm.

cac doanh nghiep chiu tac dong nhu the nao boi dai dich covid 19 Đề xuất doanh nghiệp được chủ động thiết kế, xây dựng mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm

KTCKVN - Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 103/2008 và trình Chính phủ ...

cac doanh nghiep chiu tac dong nhu the nao boi dai dich covid 19 Để giữ chân khách hàng, văn phòng cho thuê giảm giá sâu

KTCKVN - Giảm giá 10-15%, thậm chí 20-30% để thích ứng với tình hình khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, là cách mà ...

cac doanh nghiep chiu tac dong nhu the nao boi dai dich covid 19 Tin tài chính ngân hàng ngày 22/5: Xử lý dứt điểm các vướng mắc, khó khăn cho DN

KTCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 22/5/2020 có những nội dung chính sau đây: Xử lý dứt điểm các vướng mắc trong triển ...

Đại Dương