7 tháng đầu năm, các TCTD xử lý được khoảng 63,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Cập nhật: 14:59 | 22/09/2020 Theo dõi KTCK trên

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra tại buổi họp về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 9 tháng đầu năm 2020 và định hướng những tháng cuối năm, sáng 21/9.

5600-noxau7thang
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng đạt được những kết quả quan trọng. Đến nay, về cơ bản các phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của từng TCTD đã được NHNN phê duyệt; năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng dần; chất lượng quản trị điều hành của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế; các TCTD đạt các tỷ lệ, giới hạn an toàn theo quy định của pháp luật; tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các TCTD đã được xử lý có hiệu quả; kỷ cương, kỷ luật trên thị trường tiền tệ và lĩnh vực ngân hàng được chấn chỉnh và nâng cao, góp phần ổn định, bảo đảm an ninh tài chính - tiền tệ.

Cũng theo NHNN, chất lượng quản trị, điều hành của các TCTD từng bước được nâng cao, tiệm cận với thông lệ quốc tế; hầu hết các TCTD đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%. Bên cạnh đó, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 1.113,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó 7 tháng đầu năm 2020, tổng nợ xấu được xử lý là khoảng 63,7 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 ra đời đã hỗ trợ TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao hơn, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tháng từ năm 2012 – 2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).

Đồng thời, kết quả xử lý nợ xác định theo Nghị quyết 42 theo hình thức khách hàng trả nợ có xu hướng tăng, khách hàng đã chủ động hợp tác hơn trong việc trả nợ TCTD. Theo đó, tỷ trọng nợ xấu xử lý bằng hình thức khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng theo Nghị quyết 42 đã xử lý từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến thời điểm 31/12/2019 và 31/5/2020 tương ứng khoảng 40,5% và 40,1%, cao hơn nhiều tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý trung bình năm từ 2012-2017 (22,8%).

Ngân hàng Nhà nước: Sẽ siết tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro

Sáng nay (22/9), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2020.

Nhiều ngân hàng châu Âu cân nhắc việc sáp nhập

Nhiều ngân hàng tại khu vực châu Âu phải gấp rút gia tăng qui mô để đối phó với những bất ổn do COVI-19 gây ...

Tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục

Tính đến 16/9, tín dụng toàn ngành tăng 4,81% so với cuối năm 2019. Đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất cùng kì ...

Anh Khôi