Từ kẻ chuyên sản xuất thuê những “đồ cặn bã” tới “gã khổng lồ” bán dẫn hàng đầu TG
Từ “kẻ vô danh”, TSMC giờ là “gã khổng lồ” ngành chip bán dẫn toàn cầu

Gã khổng lồ mọi ông lớn đều “thèm muốn”

TSMC, tên đầy đủ là Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, chuyên sản xuất chip và các sản phẩm bán dẫn cung cấp cho toàn thế giới. Với tuổi đời chỉ 37 năm, đây không phải là một doanh nghiệp lâu đời so với các ông lớn châu Âu, tuy nhiên, thị phần và doanh thu của TSMC được xếp vào top đầu của ngành công nghiệp bán dẫn.

“Tôi muốn xây dựng nên một công ty bán dẫn vĩ đại”, Morris Chang, nhà sáng lập TSMC đã từng phát biểu. Với tham vọng ấy, dưới bàn tay của Chang, TSMC đã trở thành công ty không thể thiếu đối với nền kinh tế toàn cầu.

Kể từ khi thành lập, TSMC liên tục có những bước phát triển mạnh mẽ cả về doanh thu, lợi nhuận lẫn danh tiếng, nhất là sau khi cổ phiếu của họ được đưa ra công chúng. Năm 1993, công ty lần đầu được niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc). Chỉ mất 4 năm sau, họ trở thành doanh nghiệp Đài Loan đầu tiên có cổ phiếu xuất hiện trên sàn chứng khoán New York (NYSE).

Năm 2017, giá trị thị trường của TSMC lần đầu chạm mức 168 tỷ USD, vượt qua gã khổng lồ Mỹ là Intel. Doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng tăng trưởng liên tục từ năm 1994 tới nay.

TSMC trở thành công ty sản xuất chip bán dẫn với một tỷ trọng lớn áp đảo trên thị trường toàn cầu. Năm 2011 giá trị hàng hóa chip bán dẫn của TSMC chiếm 50% toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn, nhưng chiếm tới 90% lợi nhuận toàn cầu của cả ngành công nghiệp này. Năm 2021 sản phẩm chip chiếm đến 55% thị trường toàn cầu, trong số đó các con chip bán dẫn hiện đại nhất chiếm đến 84%.

Năm 2023, doanh thu của TSMC đạt 69,3 tỷ USD, đánh bại Intel và Samsung, dẫn đầu trong các công ty bán dẫn.

Tháng 3/2024, giá trị vốn hóa của TSMC vượt 750 tỷ USD, lọt Top 10 công ty giá trị nhất thế giới.

Đối thủ cạnh tranh chính của TSMC là Samsung. Tuy nhiên, Samsung đang đi sau TSMC về thị phần. Trong khi TSMC cung cấp 92% thị trường toàn cầu, Samsung chỉ chịu trách nhiệm về 8% còn lại.

Từ kẻ chuyên sản xuất thuê những “đồ cặn bã” tới “gã khổng lồ” bán dẫn hàng đầu TG

Morris Chang – người sáng lập TSMC

Những bước đầu chật vật và lối đi riêng của “kẻ thành công”

Morris Chang, hiện 94 tuổi, là người sáng lập và gây dựng nên đế chế TSMC. Các với nhiều doanh nhân khác trên thế giới, Chang được coi như người “tiên phong” khởi nghiệp khi đã bước vào độ tuổi U60.

Sinh ra ở Chiết Giang, Trung Quốc, năm 1949, Morris Chang lần đầu tới Mỹ để học tại Đại học Havard, sau đó là MIT. Tới năm 1955, Chang tìm được công việc đầu tiên của mình tại Sylvania Semiconductor. Sau đó, ông làm nhân viên cho Texas Instrument suốt 25 năm, được công ty cử đi học Tiến sỹ tại Stanford trước khi quay lại quê nhà khởi nghiệp.

Năm 1987, Chang thành lập TSMC khi đã 56 tuổi. Từng làm việc nhiều năm trong ngành, Morris Chang đã chứng kiến tình trạng 'chơi không đẹp' của nhiều ông lớn bán dẫn. Đó là họ thường yêu cầu khách hàng phải chuyển giao bản quyền thiết kế như một phần của hợp đồng. Nếu một sản phẩm có tiềm năng thành công, thì công ty đó có thể tung ra những con chip cạnh tranh dưới nhãn hiệu riêng của mình. Họ cũng chỉ sản xuất cho khách hàng sau khi đã hoàn thành kế hoạch của riêng mình, hoặc đang dư thừa công suất.

Từ đó, Chang đề ra chiến lược của TSMC là chỉ thuần túy sản xuất cho mọi khách hàng có nhu cầu mà không có các điều kiện gây khó dễ như: chuyển giao bản quyền thiết kế, không ưu tiên cho riêng ai, đảm bảo thời gian giao hàng…

Bằng cách chỉ tập trung vào sản xuất chứ không phải thiết kế, TSMC đảm bảo với các đối tác của mình rằng TSMC sẽ không cạnh tranh với họ hoặc chia sẻ bí mật thương mại với đối thủ. Những khách hàng đầu tiên của TSMC là các công ty lớn như Intel, Motorola và Texas Instrument.

Tuy nhiên, ban đầu họ chỉ giao cho TSMC việc sản xuất các sản phẩm “cặn bã” sử dụng công nghệ lạc hậu. Ngày nay, các công ty như Apple, Microsoft, Asus, Yamaha, Panasonic và gần như mọi doanh nghiệp công nghệ trên thế giới đều nằm trong danh sách khách hàng của TSMC.

Nhờ chiến lược kinh doanh khác biệt, TSMC dần vươn mình trở thành thế lực “khủng” trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn toàn cầu

“Cơn đói chip” càng khiến TSMC trở nên giá trị. Trong 5 năm qua, vốn hóa thị trường đã tăng gần gấp bốn lần lên hơn 700 tỷ USD. Khoảng 0,5% cổ phần TSMC mà Chang sở hữu hiện trị giá 3,5 tỷ USD.

Từ kẻ chuyên sản xuất thuê những “đồ cặn bã” tới “gã khổng lồ” bán dẫn hàng đầu TG

Từ “kẻ vô danh”, TSMC giờ là “gã khổng lồ” ngành chip bán dẫn toàn cầu

Những giá trị riêng mà Morris Chang để lại

Năm 2018, khi chạm 87 tuổi, Morris Chang chính thức nghỉ hưu. Tuy nhiên, những giá trị mà Chang để lại cho TSMC nói riêng và toàn thế giới nói chung là không thể bàn cãi.

Morris Chang được coi như một “anh hùng” khi đã góp phần đưa Đài Loan chính thức bước lên bản đồ ngành công nghệ thế giới. Công ty của ông đã tạo ra một thế hệ những nhà lãnh đạo hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất chip và giúp nền kinh tế Đài Loan phát triển mạnh.

Phát biểu khi quyết định nghỉ hưu, tỷ phú Chang chia sẻ rằng, niềm tự hào lớn nhất của ông về di sản mà mình để lại chính là việc tạo ra làn sóng thay đổi cho ngành công nghiệp sản xuất chip.

“Kể từ khi TSMC thành lập, những công ty sản xuất chip theo yêu cầu đã được mở ra như nấm trên toàn cầu. Hầu hết những sáng chế của ngành công nghiệp này trong vòng 30 năm qua tới từ những công ty như vậy. Điều đó là niềm tự hào lớn nhất của tôi, khi góp phần tạo ra nhiều cải tiến cho ngành”, Chang nói.

Hành trình của TSMC, vốn ban đầu vấp phải sự hoài nghi do mô hình xưởng đúc khác thường của ông Chang, đã định hình lại ngành công nghiệp bán dẫn. Mô hình này không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng của TSMC mà còn cho phép sự xuất hiện của các công ty thiết kế chip độc lập, làm thay đổi cục diện của ngành. Giáo sư Michael Porter của Trường Kinh doanh Harvard nhận xét rằng TSMC không chỉ tạo ra ngành công nghiệp của riêng mình mà còn là chất xúc tác cho việc tạo ra một ngành công nghiệp cho khách hàng của mình.

Ngoài mô hình kinh doanh, huyền thoại công nghệ Morris Chang tin rằng có ba yếu tố cần thiết cho sự thành công của một công ty - các giá trị, tầm nhìn và chiến lược. Ông nói: “Nếu chúng ta xếp hạng những thứ này thì các giá trị là quan trọng nhất, chúng quyết định tương lai của một công ty”.