e magazine
Toàn cảnh TTCK tuần từ 9-13/10/2023: Thị trường hồi phục, có mã tăng nóng 108%

15:51 | 15/10/2023

“Pha bẻ lái” vào những phút cuối cùng của phiên giao dịch ngày thứ Sáu (13/10) đã giúp thị trường lấy lại ưu thế tăng điểm khá tốt, qua đó chấm dứt chuỗi giảm điểm 4 tuần liên tiếp của các chỉ số. Dù có lợi thế về điểm số nhưng thanh khoản tuần qua vẫn ở mức thấp, trong đó sàn HOSE tiếp tục sụt giảm trên 5% so với tuần trước.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 9-13/10/2023: Thị trường hồi phục, có mã tăng nóng 108%

Toàn cảnh TTCK tuần từ 9-13/10/2023:

Thị trường hồi phục, có mã tăng nóng 108%

“Pha bẻ lái” vào những phút cuối cùng của phiên giao dịch ngày thứ Sáu (13/10) đã giúp thị trường lấy lại ưu thế tăng điểm khá tốt, qua đó chấm dứt chuỗi giảm điểm 4 tuần liên tiếp của các chỉ số. Dù có lợi thế về điểm số nhưng thanh khoản tuần qua vẫn ở mức thấp, trong đó sàn HOSE tiếp tục sụt giảm trên 5% so với tuần trước. Cùng với đó, khối ngoại gia tăng bán ròng với giá trị hơn 1,8 nghìn tỷ đồng trên toàn thị trường…

Tuần qua, thị trường đón nhận nhiều thông tin như: Ngân hàng Nhà nước cho biết dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng gần 7% (cùng kỳ năm 2022 tăng 11,05%). Tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 177.693 tỷ đồng (tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2022); Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 0,4% trong tháng 9 và cao hơn 3,7% so với một năm trước, CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng đã tăng 4,1% so với cùng kỳ và tăng 0,3% so với tháng 8, phù hợp với dự đoán; Theo Bloomberg, Bắc Kinh đang có kế hoạch bơm 1 nghìn tỷ NDT (137 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế. Ngoài ra, mới đây, quỹ đầu tư quốc gia nước này cũng mua một loạt cổ phiếu các ngân hàng lớn nhằm 'giải cứu' thị trường chứng khoán.

Về thị trường chứng khoán trong nước, sau chuỗi 4 tuần giảm điểm liên tiếp, VN-INDEX đã có tuần phục hồi tốt ở vùng hỗ trợ giá trung bình MA200 quanh 1.105 điểm. Trong tuần, VN-INDEX có 5 phiên tăng điểm với thanh khoản cải thiện dần. Kết thúc tuần VN-INDEX tăng 2,32% so với tuần trước lên mức 1.154,73 điểm với tâm lý ngắn hạn cải thiện tốt hơn. HNX-INDEX cũng duy trì 5 phiên giao dịch tăng điểm liên tiếp và kết thúc tuần ở mức 239,05 điểm tăng 3,73% so với tuần trước.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 9-13/10/2023: Thị trường hồi phục, có mã tăng nóng 108%

Trong tuần, thanh khoản trên HOSE đạt 69.569,45 tỉ đồng, giảm 5,0% so với tuần trước, khối lượng giao dịch giảm 9,5%, dưới mức trung bình. Thanh khoản HNX tăng 7,0% với 9.355,49 tỉ đồng, gia tăng tích cực ở nhóm cổ phiếu dầu khí, khu công nghiệp.

Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su có diễn biến tích cực nhất trong tuần, nổi bật so với thị trương chung khi nhiều mã tăng giá tốt, vượt vùng giá đỉnh cũ, thanh khoản gia tăng như IDC (+11,70%), SZC (+9,60%), DPR (+9,06%), DTD (+8,93%), VGC (+5,88%),... ngoài BCM (-4,035), SZN (-0,74%0, D2D (-0,37%),...

Các cổ phiếu dầu khí cũng có diễn biến nổi bật, vượt trội so với thị trường chung khi nhiều mã bắt đầu có những thông tin kết quả kinh doanh tăng trưởng, nhiều mã vượt đỉnh giá năm 2022 như PVD (+10,27%), PVT (+8,51%), PVS (+8,42%),...

Các cổ phiếu phân bón, hóa chất cũng có diễn biến tích cực, vượt đỉnh gần nhất, thanh khoản cải thiện tốt như CSV (+8,41%), DGC (+4,53%),... BFC (+7,77%), LAS (+4,51%), DCM (+4,40%), DPM (+4,07%)...

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu bất động sản có diễn biến phục hồi kém hơn so với thị trường, phân hóa mạnh với thanh khoản suy giảm sau 4 tuần liên tiếp giảm điểm mạnh, một số mã phục hồi tăng giá tốt với QCG (+17,17%), LGL (+14,25%), CEO (+12,97%), PDR (+12,77%), NHA (+12,34%), DXG (+9,88%)... ngoài các mã điều chỉnh như D11 (-3,52%), SJS (-1,93%).

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần từ 9-13/10/2023

Toàn cảnh TTCK tuần từ 9-13/10/2023: Thị trường hồi phục, có mã tăng nóng 108%

Khối ngoại tuần qua cũng lấy đi rất nhiều động lực tăng điểm của chỉ số khi tiếp tục bán ròng tới 1.809,86 tỷ đồng trên toàn thị trường. Cụ thể:

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 1 phiên duy nhất ngày 11/10 và bán ròng 4 phiên. Tính chung cả tuần, khối ngoại bán ròng 65,8 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng đạt 1.911,68 tỷ đồng, tăng gấp 7,6 lần về lượng và gần 4 lần về giá trị so với tuần trước, trong đó cổ phiếu MWG bị xả mạnh nhất với giá trị 361,4 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ FUEVFVND xếp thứ hai với giá trị rút ròng 346,3 tỷ đồng. Ngoài ra còn có VPB (212,5 tỷ đồng), HPG (166,1 tỷ đồng), VHM (138,7 tỷ đồng), POW (92,3 tỷ đồng), MSN (88,8 tỷ đồng), GAS (87,7 tỷ đồng),…

Trên sàn HNX, khối ngoại đã mua ròng 5 phiên liên tiếp. Tổng cộng trong tuần, khối này đã mua ròng 3,42 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng tương ứng đạt 153,1 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó bán ròng 9,53 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng đạt 86,74 tỷ đồng. Ở chiều mua, khối ngoại rót ròng gần 132,6 tỷ đồng gom cổ phiếu IDC, PVS (24,4 tỷ đồng), BVS (6,3 tỷ đồng), TIG (5,1 tỷ đồng), SLS (1,7 tỷ đồng),... Ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng 7,6 tỷ đồng ở cổ phiếu TNG, mã DTD (3,6 tỷ đồng), cùng với đó là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu như CEO, NVB, PVI,... với giá trị thấp hơn.

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại đã bán ròng 5 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã quay ra bán ròng 1,96 triệu cổ phiếu, giá trị bán ròng đạt xấp xỉ 57 tỷ đồng. Trong đó, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất 39,5 tỷ đồng ở cổ phiếu VEA. Theo sau là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu MPC (17,9 tỷ đồng), ACV (6,6 tỷ đồng), ABI (4,3 tỷ đồng), PAT (1,7 tỷ đồng)… Tại chiều mua, cổ phiếu QNS dẫn đầu với quy mô hơn 11,7 tỷ đồng, mã BSR (1,5 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự với quy mô thấp hơn như LTG, HPD, GHC,...

Toàn cảnh TTCK tuần từ 9-13/10/2023: Thị trường hồi phục, có mã tăng nóng 108%

Trong tuần, khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục bán ròng hơn 610 tỷ đồng trên sàn HOSE. Nguyên nhân chính là ETF nội bị rút quỹ. Theo thống kê, tự doanh công ty chứng khoán bán ròng 352 tỷ đồng trên sàn HOSE qua kênh khớp lệnh, tăng so với quy mô 325 tỷ đồng tuần trước (2 – 6/10). Cộng với giao dịch thỏa thuận, dòng tiền từ khối tự doanh rút ra 611 tỷ đồng tuần này trên HOSE. Như vậy trong nửa đầu tháng 10, tự doanh bán ròng gần 1.075 tỷ đồng trên HOSE, thu hẹp giá trị mua từ đầu năm nay xuống còn 4.488 tỷ đồng. Hai giao dịch chính khiến tự doanh tiếp tục rút tuần này. Thứ nhất là lệnh bán thỏa thuận cổ phiếu SGN, thứ hai là ETF nội bị rút quỹ.

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2310 kết thúc tuần ở mức 1.161,1 điểm, mức chênh lệch gia tăng âm -5,56 điểm so với VN30, khối lượng giao dịch giảm mạnh trong tuần, khối lượng mở OI xu hướng giảm, thể hiện mức độ đầu cơ trong phiên giảm mạnh, dịch chuyển trở lại thị trường cơ sở khi có nhiều vị thế sinh lợi ngắn hạn tốt. Các kỳ hạn lớn hơn VN30F2311, VN30F2312, VN30F2403 chênh lệch từ -6,76 điểm đến -19,06 điểm, mức chênh lệch giữa các kỳ hạn gia tăng, cho thấy các trader lại nghiên về khẳ năng điều chỉnh của VN30 và phòng ngừa rủi ro ở các kỳ hạn lớn khi kỳ hạn VN30F2310 sẽ đáo hạn trong cuối tuần sau.

Toàn cảnh TTCK tuần từ 9-13/10/2023: Thị trường hồi phục, có mã tăng nóng 108%

Dự báo xu hướng thị trường trong tuần từ 16-20/10

Theo ông Đinh Quang Hinh – Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích Công ty CPCK VNDIRECT: “Xu hướng thị trường chứng khoán trong nước đã dần chuyển biến tích cực trong tuần qua khi nhịp hồi phục được duy trì bất chấp một số thông tin bất lợi được công bố như lạm phát tại Mỹ tăng cao hơn kỳ vọng cũng như đà tăng của tỷ giá và giá vàng trong nước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này cho thấy tâm lý của nhà đầu tư đã bớt bi quan và dần ổn định trở lại”.

Ông Hinh nêu quan điểm: “Áp lực tỷ giá hiện nay chỉ mang tính thời điểm và sẽ không làm đảo ngược xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động đã giảm rất sâu và bằng mức đáy của thời điểm COVID-19 và các kênh đầu tư khác như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn thì kênh đầu tư chứng khoán vẫn sẽ là lựa chọn ưu tiên của dòng tiền hiện nay.

Trong những tuần tới, thị trường sẽ được hỗ trợ bởi thông tin kết quả kinh doanh quý III năm 2023 của các doanh nghiệp niêm yết lần lượt được công bố. Chúng tôi đánh giá, bức tranh KQKD quý IIII/2023 sẽ có những chuyển biến tích cực hơn so với 2 quý đầu năm và là sẽ là yếu tố hỗ trợ cho xu hướng thị trường”.

Trong khi đó, các chuyên gia phân tích Công ty Chứng khoán SHS nhận định: Nhìn chung bối cảnh vĩ mô trong nước đang ổn định tuy nhiên rủi ro từ bên ngoài vẫn tiềm ẩn có thể tác động tiêu cực tới đà phục hồi của kinh tế Việt Nam, trong đó nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng do ảnh hưởng từ thị trường trái phiếu và bất động sản (nợ xấu nội bảng tăng từ 2% đầu năm lên mức 3,56% tại cuối tháng 7). Với tình trạng vĩ mô hiện tại, nhịp hồi phục từ đầu năm đã phản ảnh kỳ vọng kinh tế sẽ dần ổn định và phục hồi, nếu thị trường chững lại để tiếp tục tích lũy chờ động thái chuyển động vĩ mô tiếp theo cũng là vận động phù hợp.

Thị trường trong ngắn hạn đang có nhịp hồi kỹ thuật và nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì danh mục cổ phiếu với quan điểm thận trọng bởi nhịp hồi không phải là xu hướng uptrend tiếp diễn nên sẽ có thể kết thúc bất kỳ thời điểm nào. Trong trung, dài hạn thị trường dù mất xu hướng uptrend nhưng sẽ sớm tìm điểm cân bằng mới và tích lũy lại nên rủi ro trung dài hạn không cao…

Trong bối cảnh hiện tại, các nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân trong nhịp điều chỉnh, hướng giải ngân nên lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, các cố phiếu có tiềm năng tăng trưởng ổn định đang vận động trong trạng thái tích lũy hiện nay.

Kênh chứng khoán vẫn là lựa chọn của dòng tiền, NĐT có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu khi VN-INDEX vượt qua vùng cản 1.160 điểm

Thị trường chứng khoán trong nước đã chấm dứt chuỗi giảm 4 tuần liên tiếp bằng việc hồi phục tốt của cả 3 chỉ số, ...

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Một cổ phiếu sàn HOSE tăng gần 40%

Sau những tín hiệu hồi phục tại vùng 1.100 trong tuần trước, VN-Index ngược dòng tăng điểm trong phiên cuối tuần (13/10), qua đó nối ...