Thanh Hóa: Đầu tư hơn 14 tỷ đồng tu sửa cấp thiết di sản Thành nhà Hồ

Cập nhật: 13:58 | 08/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Ngày 25/11/2020, ông Phạm Đăng Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 5049/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án Tu sửa cấp thiết tường thành đá Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa với tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng.

Thanh Hóa quy hoạch khu nghỉ dưỡng ven biển và đô thị TP. Sầm Sơn 735ha

Thanh Hóa có tân Chủ tịch HĐND và UBND cùng 2 Phó chủ tịch UBND

Lên phương án cưỡng chế 7 hộ chưa chịu bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam

4212-images505499-h18
Một đoạn tường thành bị sạt lở (ảnh tư liệu)

Theo văn bản này, để đảm bảo tính nguyên mẫu của di sản, tu sửa, phục hồi đoạn tường thành đá bị đổ do mưa bão có chiều dài 15m; tôn tạo hố trưng bày khảo cổ học ngoài trời về cấu trúc tường thành. Tu sửa cấp thiết đoạn tường thành đá Khu vực tu sửa cấp thiết là đoạn tường thành phía Bắc, mạn Đông nằm trên khu đất gốc, vùng lõi của Di sản văn hóa thế thế giới Thành Nhà Hồ.

Thu dọn toàn bộ đá và đất đã bị sạt lở; bóc dỡ toàn bộ đá và đất khu vực thành bị sạt lở không đúng nguyên đá và đất nguyên gốc; tháo dỡ và thu dọn khu vực này, dài 6,7m. Tháo dỡ phần đá xây và đất đắp thành bị yếu và không đúng vật liệu nguyên gốc ở đoạn tường thành bên cạnh phía tả đoạn tường thành bị sạt lở, tường đá phải tháo dỡ xuống đến chân móng, nơi vẫn còn đá xây nguyên gốc chắc chắn; đào bỏ một phần lớp đất phù xa vùi lấp chân thành khu vực tu sửa cấp thiết cho đến lớp móng khảo cổ, đoạn tường này dài 8,3m.

Phục hồi tường thành bằng đá và phần thành đất. Các viên đá xếp chồng đá và xây theo bản vẽ thiết kế, sửa dụng cẩu hoặc ba lăng xích để vận chuyển và xếp đá,... Đá xây thành theo nguyên mẫu đá xây thành nguyên gốc (phải thí nghiệm thành phần lý hóa và chọn đá đúng nguyên mẫu). Gia công đá khối lớn, đục bằng 3 thủ công, hoàn thiện bề mặt cho giống với bề mặt đá Thành Nhà Hồ nguyên gốc. Hình dáng viên đá phải đồng bộ, khi xếp chồng khít mạch với các viên khác để không bị lệch, hở mạch... Chít mạch đá bên trong bằng vữa vôi truyền thống: Vôi trộn mật mía, giấy bản, nhựa cây thông để ngăn không cho nước từ thành đất trôi ra mặt ngoài tường thành đá.

Tu sửa phần thành đất sau khi loại bỏ toàn bộ đất đắp không đúng nguyên gốc mới được đưa vào di tích. Gia công chế tác đất đắp thành theo mẫu đất khảo cổ. Gia cố chân thành bằng đoạn vách bê tông cốt thép chạy song song và cách chân thành 2,6m, vách dài 21m, sâu 2m, rộng 0.45m. Tháo dỡ đoạn đường bê tông hiện trạng chạy qua khu vực vị trí tu sửa tường thành. Làm sân đường bê tông mới màu giả đất. 8.2. Phần trưng bày hố khảo cổ học ngoài trời - Hố khai quật khảo cổ kích thước 6 x 2,6m. Bố trí trưng bày khảo cổ lộ thiên, giữ nguyên hố khảo cổ, làm sạch lớp nền khảo cổ, xây vách hố bằng gạch đặc vữa xi măng mác 75. Trát vữa xi măng mác 75 màu giả đất phù sa. Miệng hố bo bằng đá xanh (vôi), kích thước viên 300 x 300 x 1.200

Được biết năm 2017, một đoạn tường Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc) có chiều dài 15m bị sạt đổ, khu vực là đoạn tường thành phía Bắc, mạn Đông nằm trên khu đất gốc, vùng lõi của di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ đã bị đổ do ảnh hưởng của mưa bão.

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ. Trải qua hơn 600 năm tồn tại với bao biến cố của lịch sử, hầu hết hoàng thành đã bị phá hủy, nhưng thành quách gần như còn nguyên vẹn. Ngày 27-6-2011, Thành nhà Hồ chính thức được Tổ chức Văn hóa - Khoa học và Giáo dục Liêp Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Kiều Vượng