Sau nhiều năm chìm trong thua lỗ, Vinafood II tham vọng có lãi trong năm 2022

Cập nhật: 14:59 | 31/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngày 31/5, Tổng công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood II, mã VSF - UPCoM) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2022. Công ty dự kiến tổng doanh thu 15.717 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế đạt 104,66 tỷ đồng.

Năm 2022, Vinafood II dự kiến tổng doanh thu 15.717 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế là 104,66 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 sẽ tăng thêm 403,2 tỷ đồng so với thực hiện trong năm 2021.

Năm 2022, Vinafood II dự kiến tổ chức kinh doanh lương thực theo phương thức tập trung, tăng cường cạnh tranh, phân chia thị trường, điều phối hoạt động kinh doanh mua bán tại các đơn vị phụ thuộc; tăng cường công tác phát triển thị trường, khách hàng, truyền thông marketing…;

5842-vinafood-ii
Vinafood II dự kiến báo lãi trong năm 2022. Ảnh minh họa

Thực hiện các giải pháp về tài chính để tăng nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì quan hệ tín dụng với các Ngân hàng thương mại, mở rộng quan hệ với các ngân hàng mới, tăng cường công tác thu hồi nợ; Rà soát, đánh giá các tài sản không cần dùng, tiến hành thanh lý để thu hồi vốn; Hoàn tất việc quyết toán tại thời điểm Tổng công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần, bàn giao sang công ty cổ phần …

Đối với hoạt động xuất khẩu gạo, Công ty đặt kế hoạch giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, phát triển và chiếm lĩnh các thị trường xuất khẩu gạo mới.

Về kế hoạch đầu tư, năm 2022, Công ty dự kiến đầu tư 142,3 tỷ đồng. Trong đó, hơn 20 tỷ đồng các hạng mục còn dở dang năm 2021 chuyển sang tiếp tục thực hiện; 122,3 tỷ đồng đầu tư mới trong năm.

Kết thúc năm 2021, Vinafood II ghi nhận xuất khẩu 169,37 triệu USD, bằng 93,8% so với cùng kỳ và tổng doanh thu đạt 16.712,4 tỷ đồng, bằng 99,96% so với cùng kỳ năm trước.

Quý I/2022, chuyển lỗ thành lãi nhờ khoản bồi thường

Trong quý I/2022, doanh thu thuần của công ty đạt 2.804 tỷ đồng, giảm tới 24% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn tăng chậm, giá xuất khẩu tăng cao nên trong kỳ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng gần 60% so với cùng kỳ, đạt 281 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính của công ty cũng tăng mạnh 130% lên 30 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận gộp và doanh thu tài chính tăng trưởng tốt song trong kỳ, chi phí của công ty cũng tăng mạnh. Cụ thể, chi phí tài chính cũng tăng 57% lên 47 tỷ đồng; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng tới 19%.

Chính vì vậy, trong kỳ, lợi nhuận thuần của công ty vẫn lỗ 4,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lỗ này đã giảm mạnh so với con số lỗ tới 68,5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Điểm sáng về lợi nhuận quý I/2022 của Vina food 2 là có khoản bồi thường hơn 4 tỷ đồng, nhờ vậy lợi nhuận khác vọt lên 9,9 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoản lợi nhuận khác tăng vọt này đã giúp công ty chuyển lỗ thành lãi.

Theo đó, kết thúc quý I, công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 5 tỷ đồng, cải thiện mạnh mẽ so với mưức lỗ gần 74 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Sau thuế, công ty lãi ròng 482 triệu đồng, lần đầu tiên lãi trở lại sau 9 quý thua lỗ (cùng kỳ năm ngoái lỗ 78 tỷ đồng).

Nguyên nhân khiến lợi nhuận công ty tăng trưởng dương là nhờ giá xuất khẩu tăng mạnh trong quý I/2022 trong khi giá đầu vào không tăng tương ứng. Mặt khác, quý I/2021 hoạt động kinh doanh của công ty cũng thua lỗ nặng nề do ảnh hưởng của Covid 19 trong khi quý I năm nay tình hình kinh doanh khởi sắc hơn Công ty đã hoàn thành thực hiện các hợp đồng xuất khẩu năm 2021 cũng như ký kết các hợp đồng mới.

Tại thời điểm cuối tháng 3/2022, tổng tài sản của công ty là 7.966 tỷ đồng, tăng 22%, chủ yếu do hàng tồn kho tăng 119% (tăng hơn 1.500 tỷ đồng).

Tuy nhiên, nợ phải trả của công ty cũng tăng mạnh, đặc biệt là nợ vay ngắn hạn. Cụ thể, nợ phải trả của công ty tăng 1.429 tỷ đồng (tăng 35%). Trong đó, riêng nợ ngắn hạn và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 3.134 tỷ đồng, tăng 65%.

Mặc dù lợi nhuận cải thiện song tính đến hết quý I/2022, công ty vẫn lỗ lũy kế hợp nhất là 2.800 tỷ đồng. Khoản lỗ lũy kế của công ty mẹ cuối năm 2021 là 2.651 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu bị ăn mòn. Sau cổ phần hóa, công ty phải trích lập dự phòng cho các tồn tại giai đoạn trước 1.769 tỷ đồng, ngoài ra còn 1.332 tỷ đồng nợ phải thu khói đòi giai đoạn trước.

Lỗ lũy kế lớn khiến công ty thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu vốn để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoàn toàn phụ thuộc vào tín dụng trong khi các ngân hàng thận trọng cấp vốn, thậm chí có ngân hàng từ chối cho vay. Số ngân hàng còn lại thì chỉ cho vay ngắn hạn, bắt phải chứng minh có hợp đồng xuất khẩu mới giải ngân và mức độ giải ngân hạn chế, việc tái cấp lại hạn mức tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty.

Vinafood II (VSF): Miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT

Ngày 31/5, Tổng công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood II, mã VSF - UPCoM) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên ...

Vinafood 2 chuyển lỗ thành lãi nhờ khoản bồi thường, lỗ lũy kế vẫn cán mốc 2.800 tỷ đồng

Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood 2, UPCoM: VSF) BCTC hợp nhất quý 1/2022, doanh thu thuần giảm 24% so ...

Hậu cổ phần hóa, Vinafood 2 (VSF) chìm trong thua lỗ

Tính riêng trong giai đoạn từ sau khi chuyển thành công ty cổ phần vào ngày 9/10/2018 đến nay, Vinafood 2 (VSF) đã lỗ hơn ...

Thiên Ân