Vàng - Tỷ giá

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 21/5: Tiếp đà tăng, BIDV, ACB… điều chỉnh mạnh

Sơn Tùng 21/05/2025 06:43

Tỷ giá Yên Nhật ngày 21/5 tiếp tục đà tăng phiên thứ hai liên tiếp. Thị trường đang phản ứng nhạy với biến động quốc tế và kỳ vọng từ cuộc họp G7.

Tỷ giá Yên Nhật tại các ngân hàng trong nước

Tỷ giá đồng Yên Nhật (JPY) tại các ngân hàng thương mại trong nước ngày 21/5 ghi nhận mức tăng nhẹ ở cả hai chiều mua vào và bán ra, tiếp nối đà tăng từ phiên trước.

ty-gia-yen-nhat-21-5-2025.jpg
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 21/5 tiếp tục đà tăng

Cụ thể, BIDV nâng giá mua thêm 59 đồng và giá bán ra tăng 59 đồng so với hôm qua, hiện giao dịch ở mức 175,99 đồng (mua vào) và 184,20 đồng (bán ra). Tương tự, ACB cũng điều chỉnh tăng 56 đồng cho cả hai chiều, niêm yết tại mức 175,77 đồng (mua) và 183,38 đồng (bán). Vietcombank tăng nhẹ 26 đồng chiều mua và 28 đồng chiều bán, lần lượt lên 173,00 đồng và 183,99 đồng/JPY.

Agribank, MSB, và Sacombank cũng nằm trong nhóm ngân hàng điều chỉnh tăng, với biên độ từ 5 – 45 đồng. Eximbank tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phần tư nhân với mức tăng 99 đồng ở chiều mua tiền mặt và 95 đồng ở chiều bán ra, hiện giao dịch ở mức 176,97 – 183,00 đồng/JPY.

Ngược lại, một số ngân hàng như MB, VIB, VietCapitalBank không thay đổi tỷ giá so với ngày hôm qua. MB tiếp tục giữ mức mua vào thấp trong nhóm, chỉ 171,08 đồng tiền mặt và 173,08 đồng chuyển khoản.

Về các mức giá cực trị, VIB vẫn duy trì vị trí ngân hàng có tỷ giá thấp nhất thị trường: mua tiền mặt ở mức 167,74 đồng và bán ra 175,80 đồng/JPY. Ở chiều ngược lại, SHB vẫn giữ mức giá bán tiền mặt cao nhất với 187,85 đồng/JPY – không đổi so với hôm qua. Tuy nhiên, NCB đã tiếp tục điều chỉnh mạnh giá bán chuyển khoản, tăng thêm 51 đồng lên mức 185,07 đồng, vững vàng ở vị trí thứ hai.

Đáng chú ý, SeABank và TPBank cũng ghi nhận mức tăng nổi bật ở chiều bán ra, lần lượt lên 184,41 đồng và 184,95 đồng/JPY, phản ánh chiến lược điều chỉnh linh hoạt theo biến động thị trường.

Tỷ giá Yên Nhật tại các ngân hàng trong nước

Tỷ giá USD/JPY tiếp tục chịu áp lực giảm nhẹ trong tuần này khi đồng bạc xanh yếu đi, trong bối cảnh thị trường tập trung vào cuộc họp chính sách tiền tệ giữa các Bộ trưởng Tài chính Mỹ và Nhật Bản bên lề Hội nghị G7 tại Canada. Thiếu vắng dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ trong tuần, nhà đầu tư hướng sự chú ý sang các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là khả năng xuất hiện các điều khoản tiền tệ trong các hiệp định thương mại mới mà Washington đang xúc tiến tại châu Á.

Trước thềm cuộc gặp G7, giới phân tích nhận định nhiều khả năng phía Nhật Bản sẽ bày tỏ quan ngại về tình trạng đồng Yên Nhật suy yếu kéo dài. Điều này càng đáng chú ý trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đang tăng trở lại, khiến chênh lệch lợi suất Mỹ – Nhật thu hẹp rõ rệt. Đây là yếu tố có thể làm giảm sức hấp dẫn của chiến lược “carry trade” vốn từng hỗ trợ mạnh cho USD/JPY trong những tháng trước đó.

Về mặt kỹ thuật, sau khi không thể bứt phá qua vùng kháng cự 148.65–150.00 trong tuần trước, USD/JPY đã hình thành mô hình nến đảo chiều “inverted hammer” trên biểu đồ tuần, báo hiệu khả năng quay lại xu hướng giảm dài hạn bắt đầu từ tháng 7/2024. Kể từ khi thất bại trong việc giữ vững mốc 160.00 hồi năm ngoái, USD/JPY đã trải qua nhiều đợt điều chỉnh mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại và xu hướng rút lui khỏi các giao dịch rủi ro cao.

Hiện tại, mốc 145.00 đang trở thành ngưỡng kháng cự quan trọng. Nếu tỷ giá không vượt được vùng này, đà giảm có thể được củng cố và mục tiêu tiếp theo sẽ là vùng hỗ trợ 140.00. Ngược lại, nếu USD/JPY phục hồi mạnh mẽ và vượt qua 145.00, phe mua có thể giành lại ưu thế ngắn hạn.

Trong bối cảnh đồng Yên Nhật được hỗ trợ bởi lợi suất nội địa tăng và kỳ vọng thận trọng từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, thị trường đang theo dõi chặt chẽ các tín hiệu từ cuộc họp G7 và các động thái tiếp theo trong chính sách thương mại toàn cầu để định hướng chiến lược với cặp tỷ giá USD/JPY.

Sơn Tùng