Vàng - Tỷ giá

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 24/4: Chênh lệch giữa các ngân hàng nới rộng

Sơn Tùng 24/04/2025 07:09

Tỷ giá Yên Nhật trong nước tiếp tục xu hướng tăng nhẹ ở cả chiều mua và bán. Khoảng cách giữa các ngân hàng ngày càng rõ rệt khi mức niêm yết chênh lệch lên tới hơn 20 đồng mỗi JPY.

Tỷ giá Yên Nhật tại các ngân hàng trong nước

Tỷ giá đồng Yên Nhật (JPY) tại các ngân hàng trong nước hôm nay tiếp tục biến động theo xu hướng tăng nhẹ ở cả chiều mua vào và bán ra tại nhiều ngân hàng thương mại.

Yên Nhạt
Ảnh minh họa

HDBank tiếp tục dẫn đầu bảng tỷ giá mua tiền mặt và mua chuyển khoản đồng Yên với mức lần lượt là 181,75 VND và 182,13 VND cho mỗi JPY. Đây là hai mức giá mua vào cao nhất trên thị trường ngân hàng, vượt qua các ngân hàng lớn như BIDV (179,31 VND – 179,63 VND) hay VietinBank (180,50 VND ở cả hai hình thức).

Ngược lại, ngân hàng VIB vẫn duy trì vị thế quen thuộc ở nhóm có tỷ giá thấp nhất với mức mua tiền mặt là 167,74 VND/JPY và mua chuyển khoản là 169,14 VND/JPY, giữ nguyên so với phiên trước.

Ở chiều bán ra, PVcomBank ghi nhận mức giá cao nhất trên thị trường với 189,81 VND/JPY, vượt qua các ngân hàng lớn như Vietcombank (188,44 VND) hay Techcombank (186,97 VND). Đối với hình thức bán chuyển khoản, ngân hàng NCB tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức niêm yết 190,88 VND/JPY – không thay đổi so với ngày hôm qua.

Tỷ giá bán thấp nhất trong ngày tiếp tục thuộc về VIB, khi ngân hàng này niêm yết giá bán tiền mặt là 175,80 VND/JPY và bán chuyển khoản là 174,80 VND/JPY.

Tỷ giá Yên Nhật trên thị trường quốc tế

Tỷ giá USD/JPY ghi nhận đà phục hồi ấn tượng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, tăng hơn 1,2% và tiến sát mốc 143,00. Động lực đến từ việc tâm lý nhà đầu tư dần cải thiện, trong bối cảnh xuất hiện những tín hiệu tích cực từ quan hệ thương mại Mỹ – Trung. Đồng USD cũng được hỗ trợ sau khi Tổng thống Donald Trump tái khẳng định Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sẽ tiếp tục tại vị, đồng thời Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đưa ra quan điểm rằng mức thuế hiện tại không bền vững. Những phát ngôn này giúp đồng bạc xanh phục hồi từ đáy ba năm, đồng thời tạo điều kiện cho USD/JPY tăng giá.

Dù vậy, đà tăng này vẫn diễn ra trong bối cảnh cẩn trọng. Dữ liệu PMI tháng 4 cho thấy dấu hiệu chững lại của đà tăng trưởng kinh tế Mỹ, với PMI tổng hợp của S&P Global giảm từ 53,5 xuống còn 51,2. Trong đó, chỉ số dịch vụ sụt mạnh còn 51,4, trong khi lĩnh vực sản xuất chỉ tăng nhẹ lên 50,7. Báo cáo Beige Book của Fed cũng ghi nhận lạm phát vẫn dai dẳng do chi phí đầu vào tăng cao bởi thuế quan, trong khi tăng trưởng tiền lương có dấu hiệu chậm lại. Những diễn biến này tiếp tục làm dấy lên nghi ngờ về sức bền của kinh tế Mỹ, đặc biệt khi Fed vẫn đang loay hoay giữa bài toán kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng.

Dù giới đầu tư ban đầu phản ứng tích cực với phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ và kỳ vọng giảm thuế, nhưng các chỉ số chứng khoán Mỹ sau đó đồng loạt điều chỉnh. Chỉ số Dollar Index (DXY) cũng không thể giữ vững trên ngưỡng 99,50, cho thấy đà hồi phục của đồng USD còn khá mong manh và thiếu lực đẩy bền vững.

Xét về kỹ thuật, cặp USD/JPY tuy phục hồi mạnh trong ngày nhưng vẫn chịu áp lực giảm dài hạn. Các chỉ báo động lượng như MACD và RSI chưa cho thấy tín hiệu đảo chiều rõ ràng, trong khi các đường trung bình động như SMA 20, SMA 100 và SMA 200 ngày vẫn trong xu hướng đi xuống. Các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng hiện đang tập trung quanh các mốc 143,11 – 144,72 và xa hơn là vùng 145,50.

Sơn Tùng