Đặt tên cho con cũng có Luật, những quy định cấm này có thể khiến cha mẹ bất ngờ

Ngọc Nhi 06/02/2025 17:00

Theo Bộ luật Dân sự, cha mẹ bắt buộc phải đặt tên con bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam. Nếu sử dụng tên nước ngoài, giấy khai sinh có thể bị từ chối. Cập nhật ngay những quy định quan trọng

Theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự, khi đặt tên cá nhân phải được đặt bằng tiếng Việt hoặc tiếng của các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, khi đăng ký khai sinh cho trẻ, cha mẹ bắt buộc phải đặt tên theo đúng quy định này.

Nếu sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài hoặc không thuộc tiếng Việt và tiếng dân tộc Việt Nam, việc đăng ký khai sinh có thể bị từ chối.

Những trường hợp bị cấm khi đặt tên cho con

Hiện nay, Việt Nam là nơi sinh sống và làm việc của nhiều người nước ngoài. Điều này dẫn đến tỷ lệ kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ mang quốc tịch Việt Nam và được đăng ký khai sinh tại Việt Nam, luật pháp Việt Nam vẫn áp dụng trong việc đặt tên. Do đó, những cái tên bằng tiếng nước ngoài sẽ không được chấp nhận.

Thay vì sử dụng tên nước ngoài, cha mẹ có thể đặt tên con theo phiên âm tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, tên khai sinh vẫn có thể theo quy định, trong khi biệt danh hoặc tên gọi ở nhà có thể dùng tên nước ngoài.

Ngược lại, nếu đứa trẻ không mang quốc tịch Việt Nam mà có quốc tịch nước ngoài, việc đặt tên sẽ không bị ràng buộc bởi quy định này.

Đặt tên bằng số hoặc ký tự đặc biệt

Cũng giống như quy định yêu cầu đặt tên bằng tiếng Việt, pháp luật Việt Nam cấm đặt tên bằng số hoặc các ký tự đặc biệt như @, #, $, %... Những tên như vậy không được chấp nhận trong giấy khai sinh.

Tên không giữ gìn bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa

Việc đặt tên không phù hợp với bản sắc dân tộc, phong tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam cũng bị cấm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về cách xác định một cái tên vi phạm quy định này, ngoài Thông tư 04/2020/TT-BTP. Do đó, mỗi trường hợp sẽ được xem xét dựa trên yếu tố văn hóa, truyền thống và tập quán của cộng đồng nơi cá nhân sinh sống.

Tên quá dài, gây khó khăn trong sử dụng

Tên quá dài sẽ gây khó khăn trong giao dịch và sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về độ dài tối đa của tên.

Trước đây, trong dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015, từng có đề xuất giới hạn tên cá nhân không quá 25 ký tự, nhưng đề xuất này không được đưa vào luật chính thức. Hiện tại, Thông tư 04 chỉ quy định "không được đặt tên quá dài, khó sử dụng" mà không xác định cụ thể bao nhiêu ký tự là dài, gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng.

Từ vụ bé gái 3 tuổi ở Hải Phòng bị người lạ dắt đi: Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con an toàn?

Sự việc bé gái 3 tuổi bị người lạ dẫn khỏi trường mầm non ở Hải Phòng khiến dư luận xôn xao, nhiều phụ huynh ...

Thêm hàng trăm nghìn người cao tuổi hưởng lương hưu từ 1/7/2025, bao gồm những ai?

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội mới, công dân Việt Nam từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ ...

Từ 1/7, người từ 60 tuổi không có lương hưu sẽ được trợ cấp nếu đáp ứng được điều kiện này

Sáng ngày 5/2, tại Hội nghị quán triệt và triển khai Luật Công đoàn 2024, Luật Bảo hiểm xã hội 2024, ông Phạm Trường Giang, ...

Ngọc Nhi