Nhựa Tiền Phong (NTP) báo lãi kỷ lục trong năm 2023

Cập nhật: 11:12 | 18/01/2024 Theo dõi KTCK trên

Với kết quả đạt được, Nhựa Tiền Phong đã hoàn thành vượt 23% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023 dù mới thực hiện 88% kế hoạch doanh thu.

Mới đây, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023 với 1.351 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm 2022. Dù doanh thu suy giảm song giá vốn giảm tới 26% so với quý IV/2022 giúp biên lãi gộp quý IV của Nhựa Tiền Phong đạt 33,2%, cao nhất kể từ quý II/2021, cùng kỳ 2022 ghi nhận 21,9%.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm gần 38% xuống còn 11,5 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lại tăng 22% so với cùng kỳ lên gần 55 tỷ đồng. Nhìn chung, tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp biến động không đáng kể. Ngoài ra, Nhựa Tiền Phong còn có thêm khoản lãi từ liên kết hơn 14 tỷ trong khi cùng kỳ lỗ hơn 11 tỷ.

Kết quả, Nhựa Tiền Phong lãi trước thuế 194,6 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đạt 164,7 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ 2022.

Giải trình về kế hoạch kinh doanh trên, Nhựa Tiền Phong chó biết nguyên nhân chủ yếu do giá vật liệu quý IV/2023 giảm mạnh so với năm 2022, cùng với việc tiết giảm chi phí lãi vay từ đó giúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng mạnh.

Nhựa Tiền Phong (NTP) báo lãi kỷ lục trong năm 2023
Nhựa Tiền Phong công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2023

Luỹ kế cả năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận 5.176 tỷ đồng, giảm 9% song lãi sau thuế đạt 559 tỷ đồng, tăng 16,5% so với năm 2022. Đây cũng là mức lợi nhuận năm cao nhất của doanh nghiệp kể từ khi niêm yết trên sàn (năm 2006).

Năm 2023, công ty đặt mục tiêu 5.875 tỷ đồng doanh thu, 535 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, Nhựa Tiền Phong mới thực hiện được 90% chỉ tiêu doanh thu song vượt 23% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm với 659 tỷ đồng.

Cuối năm 2023, tổng tài sản của Nhựa Tiền Phong đạt 5.454 tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm, chủ yếu đến từ tiền mặt (khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi). Tại ngày 31/12/2023, số dư tiền mặt đã tăng thêm gần 850 tỷ so với đầu năm, lên mức 1.435 tỷ đồng, chiếm hơn 1/4 tổng tài sản. Ngược lại, tồn kho lại giảm mạnh từ mức hơn 1.500 tỷ đầu năm xuống còn hơn 1.150 tỷ đồng.

Thời điểm 31/12/2023, dư nợ vay của Nhựa Tiền Phong ở mức 1.702 tỷ đồng, hoàn toàn là vay ngắn hạn và biến động không đáng kể so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tích luỹ được hơn 645 tỷ đồng bên cạnh gần 1.174 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.

Theo tìm hiểu, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được thành lập từ năm 1960, ban đầu chuyên sản xuất mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Đến năm 1990, nhà máy chuyển hướng sang sản xuất ống nhựa PVC. Năm 2004, đơn vị này cổ phần hóa, trở thành Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong. Hai năm sau, công ty niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã cổ phiếu là NTP.

Đến 31/12/2021, đại diện phần vốn của Nhà nước là tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đang nắm giữ 37,1% cổ phần của Nhựa Tiền Phong. Trước đó ngày 19/10/2021, Bộ Tài chính đã có công văn gửi SCIC, đề nghị triển khai thoái vốn tại doanh nghiệp này.

Về cổ tức, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Nhựa Tiền Phong dự kiến chia cổ tức 2023 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt.

Dữ liệu của Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho thấy Nhựa Tiền Phong đang chiếm khoảng 60% thị phần miền Bắc và 30% thị phần toàn quốc. Trong khi đó, đối thủ là Công ty CP Nưạ Bình Minh chiếm lĩnh 50% thị phần miền Nam và 30% thị phần cả nước.

Hiện Nhựa Tiền Phong có 2 nhóm sản phẩm chính là ống nhựa, phụ tùng nhựa phục vụ xây dựng dân dụng; và ống nhựa, phụ tùng nhựa phục vụ xây dựng hạ tầng cấp và thoát nước.

Nhựa Tiền Phong cho biết đang nghiên cứu công nghệ sản xuất ống và phụ tùng CPVC sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy thay thế ống sắt thép hiện nay. Nếu thành công đưa sản phẩm này ra thị trường thì đây sẽ là dòng sản phẩm mới, thúc đẩy doanh số của Nhựa Tiền phong trong thời gian tới. Nhựa Tiền Phong dự kiến sẽ hoàn thiện thử nghiệm sản phẩm này trong năm nay.

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 18/1/2024, giá cổ phiếu NTP của Nhựa Tiền Phong đang dao động quanh mốc 44.000 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất đạt trên 100.000 đơn vị/phiên.

Thêm một ông lớn ngành thép "phớt lờ" cổ tức năm 2022

Sau năm 2022 thua lỗ kỷ lục, Đầu tư thương mại SMC quyết định không thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông. Ngoài ...

Thép SMC dự kiến lãi 80 tỷ trong năm 2024, lên kế hoạch mua lại 200 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC) vừa thông báo nghị quyết của Hội đồng quản trị về kế hoạch sản xuất ...

Kinh doanh thua lỗ, Thép SMC tiếp tục nhượng quyền sử dụng đất

Bất động sản đóng băng, công nợ chưa thu hồi được đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh khiến Công ty CP Đầu ...

Tiểu Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm