Giá gạo liên tiếp tăng cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp nhiều thách thức

Cập nhật: 11:20 | 28/08/2023 Theo dõi KTCK trên

Trong vòng một tháng trở lại đây, nhiều nước lớn trên thế giới đã bắt đầu cấm xuất khẩu gạo, điều đó làm giá của mặt hàng này tăng mạnh. Mặc dù giá gạo tăng mạnh, tuy nhiên doạnh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn sẽ gặp nhiều thách thức trong thười gian tới.

Cách đây một tháng, Tổng cục Ngoại thương (Bộ Công thương Ấn Độ) đã ra thông báo về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường. Đáng chú ý, quyết định xuấu khẩu gạo của Ấn Độ đã có hiệu lực ngay lập tức. Lệnh cấm xuất khẩu đối với các loại gạo tẻ - loại gạo vốn chiếm 80% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm của quốc gia này đã khiến thị trường gạo toàn cầu rơi vào cú sốc cung nghiêm trọng.

Tiếp nối Ấn Độ, Myanmar cho biết quốc gia này sẽ tạm thời cấm xuất khẩu gạo trong vòng 45 ngày kể từ cuối tháng 8/2023. Theo quan điểm của một hãng kinh doanh gạo có trụ sở tại Mumbai (Ấn Độ) chia sẻ: “Mặc dù Myanmar không phải là một quốc gia xuất khẩu gạo quá lớn như Ấn Độ hay Thái Lan nhưng việc nước này siết chặt nguồn cung gạo ra thị trường sẽ khiến những người mua hàng trở nên lo ngại hơn”.

Giá gạo liên tiếp tăng cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu vẫn gặp nhiều thách thức
Giá lúa gạo tại Việt Nam tăng mạnh trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa.

Với việc các nước lớn liên tục cấm xuất khẩu, giá gạo ở Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục neo cao trong thời gian tới. Theo Reuters, tính đến cuối tuần này, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán ở mức 650 - 660 USD/tấn, so với mức 660 USD/tấn của tuần trước.

Trong một diễn biến cùng chiều, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 630 USD/tấn, tăng so với mức 615 - 620 USD/tấn của tuần trước. Như vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục ở mức cao nhất thế giới tuần thứ 4 liên tiếp. Đây cũng là những mức giá cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây.

Mặc dù giá gạo liên tục tăng cao, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu liên tục gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice Group cho biết hiện tại các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đang trì hoãn đơn hàng hoặc đàm phán với khách hàng để điều chỉnh tăng giá hoặc hủy hợp đồng.

Tuy nhiên, với giải pháp đàm phán tăng giá, đa phần khách hàng không đồng ý, bởi giá gạo Việt hiện tại đang cao hơn cả Thái Lan, Hoa Kỳ và đứng đầu thế giới. Khi giá gạo quá cao trong khi chất lượng chỉ ở mức trung bình khá thì sẽ làm các doanh nghiệp nhập khẩu chọn nhà cung cấp khác.

Cùng quan điểm với ông Phan Văn Có, ông Phạm Thái Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An ( HNX: TAR ) cho biết, dù có thêm quốc gia cấm xuất khẩu gạo thì gạo Việt cũng rất khó tăng giá thêm. Trên thị trường, các nhà nhập khẩu chỉ chấp nhận mức giá 640 USD/tấn. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu vẫn ký hợp đồng bán và phải mua lúa giá cao như hiện nay sẽ lỗ khoảng 30-40 USD/tấn, ông Bình cho biết.

Trên thị trường chứng khoán, sau đà tăng nóng trong vòng 1 tháng trở lại đây, các cổ phiếu lúa gạo bắt đầu chững lại và có sự điều chỉnh. Các cổ phiếu như AFX, TAR, LTG đều đã giảm từ 20% - 30% so với vùng giá đỉnh cách đây 1 tháng. Cá biệt, AGM là cổ phiếu giảm điều chỉnh mạnh nhất khi giảm gần 50% tính từ giá đỉnh. Đà giảm của các cổ phiếu trên dường như đang phản ánh những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang gặp phải trong thời gian gần đây.

Nhịp giảm kết thúc, dòng tiền mới tham gia "bắt đáy" cổ phiếu lúa gạo

Sau nhiều phiên giảm sàn liên tiếp, nhóm cổ phiếu lương thực bắt đầu có tín hiệu được "giải cứu" trong phiên giao dịch sáng ...

Xuất khẩu gạo không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn là thương hiệu và uy tín quốc gia

Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, bên cạnh lợi ích kinh tế, xuất khẩu ...

Nóng chuyện giá gạo, cổ phiếu TAR được đặt kỳ vọng tăng 35%

Trên thị trường, cổ phiếu TAR giá đang tích cực trong xu hướng tăng, những phiên gần đây có xuất hiện điều chỉnh nhưng vẫn ...

Thiên Dương

Tin liên quan