Diễn biến mặt bằng lãi suất sẽ như thế nào trong thời gian tới?

Cập nhật: 17:10 | 17/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh tuần vừa qua còn lãi suất trên thị trường 1 duy trì ổn định...

dien bien mat bang lai suat se nhu the nao trong thoi gian toi

SeABank phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn

dien bien mat bang lai suat se nhu the nao trong thoi gian toi

Lãi suất điều hành trong nước và thế giới giảm, bước đi sau đó là gì?

dien bien mat bang lai suat se nhu the nao trong thoi gian toi

Giảm lãi suất điều hành: Tác động ra sao đối với thị trường tiền tệ?

Theo nhóm phân tích của SSI, nếu có sự đồng lòng của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước là BIDV, Vietcombank, Agribank và VietinBank cùng các ngân hàng cổ phần lớn (chiếm tới 70% thị phần huy động và cho vay) thì mục tiêu giảm lãi suất vẫn có thể đạt được thông qua các biện pháp kỹ thuật mà chưa cần phải dùng đến biện pháp nới lỏng, bơm tiền vào nền kinh tế.

Tuy nhiên trên thực tế, việc đồng thuận giảm lãi suất của các ngân hàng không dễ gì thực hiện bởi áp lực kinh doanh ngày càng lớn, nhất là huy động vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cuối năm cũng như quy định về vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của Ngân hàng Nhà nước. Hơn nữa, đối tượng được giảm lãi suất chủ yếu ở lĩnh vực ưu tiên, còn với các doanh nghiệp và ngành nghề khác thì việc tiếp cận vốn vẫn còn hết sức khó khăn chứ chưa nói đến lãi suất thấp. Bởi vậy, theo nhận xét của giới quan sát, động thái của NHNN khi giảm lãi suất điều hành, dù rất nhẹ, nhưng cũng sẽ là chất xúc tác tốt giúp lãi suất bớt căng thẳng trong các tháng cuối năm.

Hiện, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2)…, không phải qua trung gian là lãi suất điều hành như các nước khác nên nhóm nghiên cứu tại SSI đánh giá tác động của việc điều chỉnh lãi suất không quá lớn.

dien bien mat bang lai suat se nhu the nao trong thoi gian toi
Ảnh minh họa

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết tháng 6/2019, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng cung tiền M2 lần lượt đạt 7,36% và 7,11%, đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù vừa qua, phía nhà điều hành đã có một đợt nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đủ tiêu chuẩn nhưng hầu như vẫn thấp hơn đề suất của ngân hàng thương mại và tăng trưởng chung toàn ngành vẫn định hướng ở khoảng 14%.

Nhìn lại động thái giảm lãi suất từ phía nhà điều hành thì mặt bằng lãi suất giao dịch trên liên ngân hàng và lợi tức trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn ngắn trên thị trường thứ cấp là hai đối tương chịu tác động lớn nhất. Và trong điều kiện lý tưởng, giá vốn rẻ hơn trên thị trường liên ngân hàng (môi trường thanh khoản cũng được kỳ vọng dồi dài) sẽ tạo cơ sở để các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường 1.

"Tuy vậy, vốn liên ngân hàng chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn, không dùng để cấp tín dụng và bị hạn chế bởi tỷ lệ 20% so với vốn huy động tổ chức kinh tế và dân cư nên tính liên thông từ thị trường 2 xuống thị trường 1 cần một thời gian dài", công ty SSI nhấn mạnh.

Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại yếu thanh khoản đã đẩy lãi suất huy động lên khá cao, nới rộng khoảng cách với lãi suất huy động của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại tư nhân lớn.

Song, SSI đánh giá với tỷ trọng trên 70% thị phần huy động và cho vay, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại tư nhân lớn mới đóng vai trò quyết định trong xu hướng lãi suất chung của thị trường 1.

Trong bối cảnh có nhiều yếu tố thuận lợi, SSI cho rằng các biện pháp kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước nếu có được sự đồng lòng của các ngân hàng thương mại lớn thì mục tiêu giảm lãi suất vẫn có thể đạt được mà chưa cần phải dùng đến biện pháp nới lỏng, bơm tiền vào nền kinh tế.

Tại phía nhà điều hành, khi được hỏi về diễn biến mặt bằng lãi suất từ nay đến cuối năm, vị Vụ trưởng Vụ tín dụng cho hay: "Với nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước tích cực như hiện nay, lãi suất về cơ bản sẽ diễn biến ổn định, được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực như thanh khoản hệ thống được đảm bảo, có dư thừa, tín dụng tăng phù hợp với chỉ tiêu định hướng.

Ngoài ra, xu hướng ngân hàng trung ương các nước không còn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt như giai đoạn trước giúp giảm áp lực cho lãi suất trong nước. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, hỗ trợ ổn định mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng".

Văn Khương