Dabaco (DBC) “hái quả ngọt” sau quyết sách sống còn của Chủ tịch Nguyễn Như So

Cập nhật: 08:28 | 01/06/2024 Theo dõi KTCK trên

Với việc giá heo liên tục tăng cao trong 1 tháng trở lại đây, Tập đoàn Dabaco (DBC) được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chi phi thấp. Tuy nhiên, nếu không có quyết định táo bạo của Chủ tịch HĐQT cách đây 1 năm, Dabaco thậm chí phải đối diện cảnh trắng tay bất chấp việc giá lợn tăng cao.

Với kỳ vọng doanh thu sẽ cải thiện do giá lợn hơi tăng cao cũng như Dabaco có thể thương mại hóa vaccine dịch tả trong năm nay, cổ phiếu DBC đã thu hút được sự quan tâm của dòng tiền cá nhân cũng như dòng tiền tổ chức trong 1 tháng trở lại đây. Với việc đóng cửa ở mức giá 35.550 đồng, cổ phiếu DBC đã tăng hơn 30% so với vùng đáy gần nhất. Trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu DBC hiện đang sáng cửa để trở lại vùng đỉnh lịch sử 38.500 đồng.

Mặc dù tình hình kinh doanh không quá khởi sắc trong quý I, tuy nhiên với kỳ vọng giá heo hơi tăng cao cũng như nhà máy vaccine của Tập đoàn sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới, cổ phiếu vẫn thu hút được sự quan tâm của dòng tiền lớn, qua đó tiếp tục nối dài xu hướng tăng giá.

Dabaco (DBC) “hái quả ngọt” sau quyết sách sống còn của Chủ tịch Nguyễn Như So
Diễn biến cổ phiếu DBC trên thị trường chứng khoán.

Khép lại quý đầu năm 2024, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.252 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, do không còn kinh doanh dưới giá vốn nên trong quý I, doanh nghiệp chăn nuôi Bắc Ninh ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 348 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái ghi nhận lỗ hơn 70 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính trong quý được công ty tiết giảm tích cực, giảm 27% xuống còn 50,8 tỷ đồng. Song song, Dabaco chi phí bán hàng lại tăng 13%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17%, lần lượt 110 tỷ đồng và 96 tỷ đồng.

Kết quả, “anh cả” ngành chăn nuôi miền Bắc báo lãi 72 tỷ đồng trong quý I/2024, tăng vọt so với số lỗ 321 tỷ đồng ghi nhận vào cùng kỳ năm 2023. Giải trình chênh lệch lợi nhuận, Dabaco cho biết, quý I/2024, tình hình giá một số mặt hàng nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm theo đó giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm.

Mặt khác, người chăn nuôi trong nước có nhu cầu tái đàn nên sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ tăng, dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, công ty cũng cho biết, giá lợn cũng tăng dần trở lại do nguồn cung giảm vì dịch bệnh dẫn tới kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty chăn nuôi trong tập đoàn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Cho năm 2024, Dabaco đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 25.380 tỷ đồng, tăng 14% so với năm ngoái và lãi sau thuế gần 730 tỷ đồng, tăng gấp 29 lần thực hiện năm 2023. Như vậy, kết thúc quý I, doanh nghiệp ngành chăn nuôi này đã hoàn thành hơn 12% kế hoạch doanh thu và gần 10% mục tiêu lợi nhuận.

Mặc dù chỉ hoàn thành phần nhỏ kế hoạch, tuy nhiên Chủ tịch của DBC tin rằng từ quý II tình hình kinh doanh của tập đoàn sẽ rất tốt, phấn đấu lợi nhuận trong quý đạt 250 tỷ đồng. Nhận định về giá lợn hơi trong giai đoạn tới, ông Nguyễn Như So cho biết giá lợn sẽ tăng cao bởi nguồn cung giảm mạnh hơn nhu cầu và phải mất tối thiểu 18 tháng mới có thể khắc phục được tình trạng thiếu cung.

Để có thể tự tin với kế hoạch kinh doanh hiện tại, Chủ tịch DBC đã phải đưa ra quyết định mang tính “sống còn” trong năm 2023. Bất chấp tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn ra căng thẳng, Tập đoàn Dabaco vẫn quyết định nhập về 10.000 con lợn giống trong năm 2023 với mức giá khá cao, khoảng 8.000 USD/con.

Có thể thấy rằng, nếu không mạnh dạn nhập lợn năm ngoái, Tập đoàn có thể trắng tay trong năm nay mặc dù giá thịt lợn tăng . Quyết định trên đã mang lại quả ngọt cho DBC bởi giá thành sản xuất hiện chỉ ở mức 48.000-51.000 đồng/kg, trong khi đó giá bán đang cao hơn khoảng 30%. Như vậy, việc DBC hoàn thành kế hoạch đặt ra như lời khẳng định của Chủ tịch là hoàn toàn có khả năng.

Ngoài đà tăng của giá lợn hơi, việc vaccine dịch tả mà doanh nghiệp sản xuất có thể được thương mại hóa trong năm nay cũng là 1 mũi tiêm tăng trưởng đối với giá cổ phiếu. Vaccine dịch tả lợn châu Phi DACOVAC-ASF2 là kết quả của sự hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp Mỹ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tập đoàn Dabaco. Sau khi nghiên cứu thành công, phát minh sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam sản xuất và vận hành thương mại.

Dabaco dự kiến vaccine sẽ được thương mại hóa ngay trong quý 2/2024 hoặc muộn nhất là quý 3/2024. Nhiều tổ chức tài chính đánh giá mảng vaccine sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho Tập đoàn trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng cao. Theo Công ty chứng khoán Vietcombank Securities (VCBS), mảng vaccine có thể đem về cho Dabaco khoản doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 740 tỷ đồng và 37 tỷ đồng trong năm nay.

Dòng tiền cá mập tụt áp, VN-Index dừng chân dưới mốc tham chiếu

Thị trường chứng khoán phiên cuối tháng 5 duy trì trạng thái giao dịch thận trọng, giằng co giữa các bên mua bán. VN-Index đóng ...

Đảm bảo an toàn thông tin phục vụ hoạt động giao dịch chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ bảo đảm an toàn thông tin ...

Khối ngoại tiếp đà bán ròng 1.500 tỷ đồng phiên cuối tháng 5, tâm điểm cổ phiếu “họ” Vin

Trong phiên giao dịch cuối tháng 5, VN-Index đóng cửa dưới mốc tham chiếu với nhịp giảm gần 5 điểm. Khối ngoại có phiên bán ...

Đức Lương