Cổ phiếu DDG "miễn nhiễm" với biến động thị trường, con Tổng Giám đốc muốn mua vào 1 triệu đơn vị

Cập nhật: 10:13 | 15/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Quan sát giao dịch trong ngắn hạn, kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu DDG vẫn liên tục tăng giá mạnh, bất chấp các đợt điều chỉnh của VN-Index.

0847-ddg3
CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (HNX: DDG)

Bà Yang Kiều An đăng ký mua thỏa thuận hoặc khớp lệnh 1 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (HNX: DDG). Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 17/06-15/07/2022. Được biết, Yang Kiều An là con của Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc DDG Trần Kim Sa (cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 5,98%) và là em ruột Yang Tuấn An - phụ trách quản trị công ty, hiện đang nắm giữ 4,21% cổ phần.

Với giá kết phiên 14/06 là 39.000 đồng/cp, ước tính Yang Kiều An cần bỏ ra 39 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch. Đáng chú ý, vào cuối tháng 3/2022, cá nhân này từng đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu DDG nhưng không thực hiện giao dịch với lý do cần sắp xếp lại nguồn lực tài chính cá nhân.

Từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu DDG có đà tăng liên tiếp. So với thị giá đầu năm là 30.600 đồng/cp, giá DDG hiện đã tăng 27,5%.

0529-ddg2
Diễn biến giá cổ phiếu DDG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Cổ phiếu DDG niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 18/12/2018 với khối lượng 12 triệu đơn vị. Sau khi lên sàn, mã chứng khoán này có chu kỳ tăng giá khoảng 4,5 năm từ mức giá 8.000 đồng/cp (sau điều chỉnh) lên 39.500 đồng/cp đóng cửa phiên 7/6, gấp 5 lần thời điểm chào sàn.

Quan sát giao dịch trong ngắn hạn, kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này ngược sóng thị trường tăng giá mạnh, bất chấp đợt điều chỉnh của VN-Index. 5 tháng đầu năm, TTCK Việt Nam chịu tác động tiêu cực bởi các sự kiện như căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine, giá dầu neo cao gây áp lực lạm phát lớn, các chính sách thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng trung ương trên thế giới, cũng như các vụ việc xử lí sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Ai đang sở hữu DDG?

Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Giáo dục Đông Dương thành lập tháng 6/2010. Hoạt động kinh doanh sản xuất của Xuất nhập khẩu Đông Dương tập trung vào lĩnh vực thiết kế, đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp hơi nhiệt – điện và thương mại nhiên liệu Biomass và phế phẩm nông nghiệp. Công ty cung cấp dịch vụ hơi – nhiệt cho một số doanh nghiệp như công ty Bia Heineken Việt Nam, Cao su Phước Hoà, Tôn Đông Á…

4953-ddg1
Cơ cấu sở hữu CTCP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương

Tại ngày 31/12/2021, DDG có hai cổ đông lớn là ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch HĐQT, nắm giữ 3,63 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ sở hữu 6,36%, bà Trần Kim Sa, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, nắm giữ 3,41 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ sở hữu 5,98%. Hai con của bà Sa là Yang Tuấn An và Yang Hỷ An sở hữu lần lượt 4,12% vốn và 3,43% vốn.

Ngoài ra, em trai của ông Trần Kim Sa là ông Trần Kim Cương, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, nắm giữ 1,21 triệu cổ phiếu, tỉ lệ sở hữu 2,12%.Bà Trần Ngọc Phụng, vợ ông Cương cũng nắm giữ 4,75% vốn công ty. Như vậy, nhóm cổ đông liên quan đến bà Trần Kim Sa, ông Trần Kim Cương sở hữu gần 20,6% vốn công ty.

Thông tin thêm, tại thời điểm chốt quyền dự họp đại hội cổ đông của DDG vào ngày 21/4/2022, công ty có 526 cổ đông, trong đó 48 cổ đông sở hữu 82,4% vốn của công ty.

DDG đang kinh doanh ra sao?

Về kết quả kinh doanh, theo dõi cho thấy doanh thu của DDG liên tục tăng trưởng trong những năm qua từ 218,5 tỷ đồng năm 2017 lên hơn 752 tỷ đồng năm 2021.

Theo báo cáo tài chính 2021, dù gặp nhiều khó khăn do chính sách giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19 trong quý III/2021, nhưng DGG vẫn ghi nhận được kết quả kinh doanh khá tích cực. Cụ thể, doanh thu đạt 751 tỷ đồng, tăng 65,6% so với năm 2020 và vượt 44% so với kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 41,3 tỷ đồng, tăng 175,2% so với năm 2020 và vượt gần 15% so với kế hoạch).

Tháng 11/2021, DDG chào bán hơn 28,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỉ lệ 1:1) với giá 10.000 đồng/cp. Nguồn tiền hơn 285 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành này sử dụng để bổ sung vốn đầu tư mở rộng nhà máy tại Heineken Vũng Tàu, đầu tư mở rộng lắp thêm 1 dây chuyền sấy hèm KCN Trà Nóc – Cần Thơ, đầu tư hệ thống sản xuất CO2 hóa lỏng tại nhà máy cấp hơi Heineken Vũng Tàu và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Năm 2022, DDG đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng mạnh với doanh thu đạt 880 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện 2021, lợi nhuận sau thuế 70 tỷ đồng, tăng 70%. Chia sẻ về kế hoạch năm 2022, ông Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch HĐQT cho biết DDG sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào các dự án hiện tại, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nhằm tạo nguồn vốn cho các dự án.

Một số dự án trọng điểm dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay như: dự án đốt rác phát điện Biwase - Bình Dương; giai đoạn 2 dự án cấp hơi nhiệt và xử lý bã hèm Heneiken Vũng Tàu, dự án thu hồi và sản xuất khí CO2 hóa lỏng, dự án xử lý rác công nghiệp Long An.

Tin tức chứng khoán 9h00' hôm nay 15/6/2022: AMV, DDG, SDA, TVC, PAP, PNG

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới ...

Tổ chức nội mua ròng nhỏ giọt, cá nhân xả ròng gần 680 tỷ đồng phiên VN-Index "ngừng rơi"

Phiên VN-Index "ngừng rơi" và ghi nhận tín hiệu hồi phục, nhà đầu tư cá nhân là bên bán ròng duy nhất khi họ trở ...

Thị trường chứng khoán ngày 15/6/2022: Thông tin trước giờ mở cửa

GAS "gồng gánh", VN-Index lật kèo tăng hơn 3 điểm; Tự doanh mua ròng mạnh DPM, TDM; 8 triệu cổ phiếu PPT của Petro Times ...

Thanh Tùng