Về mục tiêu cụ thể, quy mô thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 100% GDP vào năm 2025 và đạt tối thiểu 120% GDP vào năm 2030. Quy mô thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP (trái phiếu doanh nghiệp đạt 20% GDP) vào năm 2025 và đạt tối thiểu 58% GDP (trái phiếu doanh nghiệp đạt 25% GDP) vào năm 2030.

Phấn đấu đưa thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng trung bình 20 - 30% mỗi năm giai đoạn 2021 - 2030.

Được biết tính đến 30/9/2022, số tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 6,6 triệu tài khoản. Theo đó, mục tiêu được Bộ Tài chính đưa ra là nâng số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đạt 8% dân số vào năm 2025 và 10% dân số vào năm 2030 trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiệm vụ kế tiếp là tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do nhà đầu tư là tổ chức phi ngân hàng nắm giữ từ 55% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết trên mức bình quân khu vực Đông Nam Á. Áp dụng thông lệ về quản trị công ty, môi trường và xã hội tại các sở giao dịch chứng khoán và Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam hướng tới yếu tố phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế.

Thực hiện phân định các thị trường giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán chậm nhất là năm 2025; phấn đấu nâng hạn thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế (như tổ chức FTSE và MSCI).

Xử lý hai đối tượng tung tin sai về doanh nghiệp bất động sản lớn trên thị trường chứng khoán