Theo Bộ Quốc phòng, hiện nay, lực lượng tàu chiến của Hải quân Việt Nam có 3 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mang tên các vị vua: Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Quang Trung; 1 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mang tên danh tướng Trần Hưng Đạo.

"Việc đặt tên cho các tàu mang ý nghĩa tôn vinh các vị tiền nhân, anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước, khơi gợi niềm vinh dự, tự hào dân tộc trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho bộ đội.

Mặt khác, việc đặt tên tàu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại quân sự trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước”, Bộ Quốc phòng cho biết.

3 vị vua và 1 danh tướng được đặt tên cho 4 tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam là ai?
Tàu Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Báo Thanh niên
3 vị vua và 1 danh tướng được đặt tên cho 4 tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam là ai?
Tàu Lý Thái Tổ. Ảnh: Báo Hải Quân Việt Nam
3 vị vua và 1 danh tướng được đặt tên cho 4 tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam là ai?
Tàu Quang Trung. Ảnh: Báo Thanh niên
3 vị vua và 1 danh tướng được đặt tên cho 4 tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam là ai?
Tàu Trần Hưng Đạo. Ảnh: An ninh Thủ đô

Đinh Tiên Hoàng (924 - 979) tên thật là Đinh Bộ Lĩnh, sinh ra tại làng Đại Hoàng (nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ông là con thứ của Thứ sử Đinh Công Trứ (Thứ sử Châu Hoan, kiêm Ngự phiên Đô đốc dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền), mẹ là bà Đàm Thị.

3 vị vua và 1 danh tướng được đặt tên cho 4 tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam là ai?
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng

Sau khi lần lượt dẹp yên các sứ quân, chấm dứt cuộc "nội loạn" ở giữa thế kỷ 10, thu non sông về một mối vào cuối năm 967. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là Đinh Tiên Hoàng Đế, trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời kỳ Bắc thuộc kéo dài; là Anh hùng dân tộc, mở đầu và đặt nền thống nhất quốc gia, bước đầu xây dựng Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền.

Lý Thái Tổ (974 - 1028) là vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.

3 vị vua và 1 danh tướng được đặt tên cho 4 tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam là ai?
Tượng đài vua Lý Thái Tổ

Trong gần 20 năm làm vua, ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên phương diện kinh tế, văn hoá, củng cố tư thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử đó là công cuộc thiên đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, mở đầu cho một giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định với vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long nói riêng và cả nước nói chung.

Quang Trung (1753 - 1792) là người anh hùng áo vải cờ đào, thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, nhà quân sự thiên tài, vị hoàng đế anh minh lập nên những chiến công vang dội chống thù trong, giặc ngoài mà đỉnh cao là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử.

Cũng như các anh hùng dân tộc khác của ta, Quang Trung không chỉ là một thiên tài quân sự đơn thuần. Sự nghiệp và tài năng của Quang Trung còn bao quát nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.

3 vị vua và 1 danh tướng được đặt tên cho 4 tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam là ai?

Tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ

Ngày nay trên đất Hà Nội còn lưu giữ lại biết bao di tích, địa danh gắn liền với chiến công xuân Kỷ Dậu và hàng năm, vào ngày 5 Tết, nhân dân cử hành lễ hội Đống Đa để tôn vinh anh hùng Quang Trung và tưởng niệm những người đã hi sinh vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp giải phóng kinh thành.

Trần Hưng Đạo (1232 - 1300) là một nhà chính trị - quân sự kiệt xuất và nhà văn nổi tiếng thời Trần. Chiến công 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông đã đưa ông vào hàng đại danh nhân của lịch sử Việt Nam.

Ông cũng nổi tiếng với tài thao lược cầm quân nhất là thủy quân (hải quân) nên còn được coi là Thánh tổ hải quân Việt Nam, là tác giả của Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ,… Tượng đài Trần Hưng Đạo đã được xây dựng tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.

3 vị vua và 1 danh tướng được đặt tên cho 4 tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam là ai?
Tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi An Phụ

Trần Hưng Đạo cũng nổi tiếng với những câu nói mãi mãi ghi vào sử sách: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” khi trả lời Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trong cuộc kháng chiến lần 2.

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng” trong Hịch Tướng sĩ.