Xuất khẩu thủy sản hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2022

Cập nhật: 19:49 | 10/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Ước tính đến giữa tháng 11, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ đạt hơn 10 tỷ USD – mốc kỷ lục lịch sử ngành thuỷ sản Việt Nam sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường thế giới.…

10 mặt hàng tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất 10 tháng đầu năm 2022

Năm 2022, xuất khẩu cá tra có thể cán mốc kỷ lục 2,5 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2022 có nhiều biến động và khó khăn đối với xuất nhập khẩu, trong đó có ngành thuỷ sản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã biến thách thức thành cơ hội, tận dụng lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như nhu cầu của thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Không phụ lòng mong mỏi, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 10 tháng của năm 2022 đạt 9,5 tỷ USD, cao nhất so với cùng kỳ từ trước đến nay; mới qua 10 tháng đã vượt đỉnh cao nhất trong cả năm thiết lập vào năm 2021. Kết quả này đã góp phần giúp tổng kim ngạch của cả nước đạt mức cao với 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% (42,92 tỷ USD) so với cùng kỳ.

Dự báo, trong kịch bản I, với giả thiết kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng cuối năm 2022 đạt bằng mức bình quân trong 4 tháng gần đây (926,6 triệu USD), thì cả năm sẽ đạt 11,242 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2021.

Theo kịch bản II, với giả thiết trong 2 tháng cuối năm đạt bằng với mức của cùng kỳ năm 2021 (1,811 tỷ USD), thì 2 tháng cuối năm nay, tuy cao hơn tháng 9, tháng 10, nhưng không tăng so với cùng kỳ năm 2021 và cả năm 2022 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2021.

Ở kịch bản III, với giả thiết bình quân 1 tháng trong 2 tháng cuối năm 2022 đạt bằng mức của tháng 10 (900 triệu USD), thì 2 tháng đạt 1,8 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ (0,63%); cộng với 10 tháng (9,389 tỷ USD), thì cả năm sẽ đạt 11,189 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2021.

Ba kịch bản tuy ra các con số khác nhau, nhưng chênh lệch không lớn và đều vượt qua mốc 11,1 tỷ USD, tăng khoảng 26% so với năm 2021.

Trong sản lượng thủy sản nuôi trồng, phần nuôi nội địa chiếm tỷ trọng lớn hơn nuôi trồng thủy sản biển (92,3% so với 7,7%); sản lượng tôm nuôi nội địa tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn cá (22,1% so với 73,2%), nhưng có giá xuất khẩu cao, hiện chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài thị trường trong nước là thị trường xuất khẩu. Thủy sản Việt Nam có mặt ở nhiều thị trường, trong đó có 52 thị trường chủ yếu. Trong số này, có 33 thị trường đạt trên 10 triệu USD, 16 thị trường đạt trên 100 triệu USD, 3 thị trường đạt trên 1 tỷ USD. Đặc biệt, có 46 thị trường đang tăng trưởng, trong đó có 5 thị trường tăng cao…

Theo VASEP, năm 2022, ước tính ngành thuỷ sản chiếm 3% tổng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. So với tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước, ngành thuỷ sản đóng góp gần 12% giá trị. "Trong khi tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản nói chung đang bị giảm 0,6% điểm thì ngành hàng thuỷ sản tăng 0,4% điểm, cho thấy sự bứt phá và vai trò ngày càng quan trọng của ngành thuỷ sản trong chỉ số GDP của cả nước, đặc biệt trong ngành hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu", bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO nhấn mạnh.

Trên bản đồ xuất khẩu thuỷ sản thế giới, Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy – 2 cường quốc có diện tích đất và mặt nước lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Với kết quả của năm 2022, ước tính thuỷ sản Việt Nam sẽ chiếm trên 7% thị phần trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)