Xuất khẩu da giày giữ vững tốc độ tăng trưởng

Cập nhật: 14:23 | 07/01/2019 Theo dõi KTCK trên

Việt Nam hiện XK giày dép ra thị trường thế giới với khoảng hơn 1 tỷ đôi các loại mỗi năm...

xuat khau da giay giu vung toc do tang truong Năm 2019, ngành da giầy đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 21,5 tỷ USD
xuat khau da giay giu vung toc do tang truong Hàng “made in Viet Nam” tận dụng cơ hội từ cuộc chiến Mỹ-Trung
xuat khau da giay giu vung toc do tang truong 400 đơn vị tham dự triển lãm dệt may - da giày TPHCM

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ước tính cả năm 2018, kim ngạch xuất khẩu giày dép, vali – túi - cặp các loại đạt khoảng 19,5 tỷ USD. Và bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da – Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, trong đó thị trường Hoa Kỳ là lớn nhất.

xuat khau da giay giu vung toc do tang truong
Ảnh minh họa

Theo thống kê của Lefaco, xuất khẩu giày dép, túi xách, vali… sang thị trường này trong năm 2018 đạt gần 6,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 36,5% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Riêng xuất khẩu giày dép đạt 5,225 tỷ USD, tăng 13,4% so 2017 và chiếm 35,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Còn lại, là xuất khẩu túi xách… đạt 1,2 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách.

Thị trường nhập khẩu giày dép túi xách lớn thứ hai của Việt Nam là EU, trong năm 2018 với kim ngạch 5,025 tỷ USD. Và Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu thứ 3 của Việt Nam với mức 1,5 tỷ USD trong năm 2018.

Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới trên 100 nước, trong đó 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Năm thị trường có kim ngạch lớn nhất (chiếm trên 82,3% tổng kim ngạch xuất khẩu) gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo dự báo của Lefaco, cơ hội thị trường với ngành giày dép, túi xách Việt Nam vẫn khá sáng sủa do nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính yếu như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc, đang gia tăng. Bên cạnh đó, là một số thị trường nhiều tiềm năng như Canada, Mexico, Australia...

Các chuyên gia kinh tế cũng dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành da giày có sự thay đổi rõ rệt. Ngoài thị trường Mỹ ổn định và có xu hướng bão hòa thì các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc có mức tăng cao trên 20% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng do tác động từ các Hiệp định Thương mại hàng hoá (FTA) ASEAN - Trung Quốc, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, đặc biệt là FTA Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn cắt giảm sâu thuế quan.

Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là dù đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu, nhưng ngành da giày Việt Nam vẫn chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ đúng nghĩa. Đồng thời, nguồn nguyên liệu vẫn còn là thách thức không hề nhỏ cho các DN ngành da giày.

Theo ông Nguyễn Văn Khánh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội Da giày TP.HCM “Các DN da giày trong nước vẫn phải nhập từ 70 – 75% khối lượng nguyên liệu từ nước ngoài, nguyên liệu nội địa chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vì thế, nếu muốn nâng cao sản lượng và ngày càng phát triển, các DN da giày cần sớm đảm bảo nguồn nguyên liệu trong bối cảnh các hiệp định thương mại sẽ đem về nhiều đơn hàng, là cơ hội để mở rộng xuất khẩu”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, cần xây dựng các khu công nghiệp tập trung sản xuất da thuộc, dệt nhuộm, vải giả da… với hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, khuyến khích các địa phương xây dựng cụm công nghiệp chuyên sản xuất nguyên, phụ liệu. Ngoài ra, phải có chính sách kết nối DN trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, mới có thể phát triển một cách toàn diện và đạt chuẩn.

Mặc dù vậy, cũng phải ghi nhận tín hiệu đáng mừng của chất lượng ngành da giày Việt Nam. Trong khi giá trung bình của thế giới là 9,81 USD/đôi giày thì giá giày của Việt Nam là 15 USD/đôi, cao gấp 1,6 lần so với giá trung bình của thế giới nhưng vẫn được đón nhận một cách đại trà. Đây chính là điểm nhấn xác định vị thế về chất lượng của ngành hàng này trên thế giới.

Đánh giá cao kết quả đạt được của ngành da giày trong năm 2018, ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, Lefaso đã thực hiện tốt vai trò kết nối giữa DN và các cơ quan chức năng, giúp đề xuất và tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong ngành. Sang năm 2019, công tác cải cách hành chính và xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục được đẩy mạnh.

“Một số FTA Việt Nam đã ký kết chuẩn bị có hiệu lực sẽ là động lực tốt cho tăng trưởng của ngành. Theo đó, năm 2019 ngành da giày dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp tăng khoảng 10%, kim ngạch XK đạt 21,5 tỷ USD, giữ vững tốc độ tăng trưởng 10% như năm 2018”, bà Xuân dự báo tình hình phát triển trong năm 2019 của ngành da giày.

Minh Lâm

Theo Thời báo ngân hàng

Tin cũ hơn
Xem thêm