Xuất khẩu cá tra sang Brazil tăng vọt những tháng cuối năm 2021

Cập nhật: 14:35 | 11/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết theo thông tin từ Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Peixe BR, kể từ quý II tới nay, nhu cầu nhập khẩu thủy sản nuôi của Brazil tăng rất mạnh.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản: Doanh nghiệp tăng tốc đạt 44 tỷ USD

Giá cà phê thế giới tiếp tục tăng cao

Tiềm năng thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội lớn để hàng Việt 'đứng chân' tại thị trường EU

Cụ thể, tính riêng quý 3/2021, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm này tăng 87% lên mức 190 triệu USD. Trong đó, cá tra là một trong hai sản phẩm nước này gia tăng nhập khẩu. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát thì Brazil là một trong ba quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới.

Năm 2021 - 2022, dự báo là một năm khó khăn chưa từng có của các doanh nghiệp nhập khẩu Brazil do nền kinh tế nước này khó gắng gượng lại sau dịch bệnh, đồng nội tệ real mất giá. Vì vậy, các nhà nhập khẩu cũng cố gắng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản nuôi với giá mềm hơn.

3448-xuatkhau
Ảnh minh họa

Nhu cầu nhập khẩu thực phẩm, lương thực của Brazil cũng được dự báo là sẽ tăng mạnh từ nay tới cuối năm và cả năm 2022. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đẩy mạnh sang thị trường Brazil trong thời gian tới.

Theo số liệu thống kê cập nhật nhất của ITC, 9 tháng đầu năm nay, tổng giá trị nhập khẩu thủy sản đông lạnh của Brazil cũng tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị nhập khẩu cá thịt trắng tăng 14,5%, riêng nhập khẩu phile cá tra từ Việt Nam tăng 41,3%. Năm nay, cá tra, cá hồi là hai sản phẩm thủy sản được yêu thích của các nhà nhập khẩu Brazil.

9 tháng đầu năm nay, 96% sản phẩm cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Brazil là phile đông lạnh.

Có gần 20 doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang tham gia tích cực xuất sang thị trường này, trong đó, giá trị xuất khẩu lớn nhất là Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy sản Miền Nam (SOUTH VINA - Cần Thơ); Công ty Cổ phần Hùng Cá 6 (HUNG CA Co.,Ltd - Đồng Tháp) và Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex II (CADOVIMEX II - Đồng Tháp).

Việt Nam đang là nguồn cung sản phẩm cá thịt trắng dẫn đầu và chi phối tại Brazil.

VASEP nhận định năm 2021, nếu các doanh nghiệp cá tra ĐBSCL cố gắng giữ được an toàn dịch bệnh COVID-19 trong nhà máy, ổn định được công suất chế biến thì Brazil, một số thị trường tiềm năng khác tại Nam Mỹ là những cơ hội mới cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam.

Giá cá tra dao động 21.000 - 22.000 đồng/kg, người nuôi vẫn lỗ

Theo VASEP, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn.

Hiện, nhu cầu tiêu thụ của các thị trường đều tăng trưởng tốt song các nhà máy vẫn loay hoay chống dịch, công suất chưa phục hồi khiến giá trị xuất khẩu cá tra giảm mạnh, cả người nuôi và doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết tính tới hết tháng 9, diện tích thả nuôi cá tra của cả nước đạt 6.828 ha, diện tích thu hoạch đạt đạt 3.086, không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch ước đạt 987 nghìn tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, sản lượng cá tra thu hoạch trong tháng 7, 8 giảm lần lượt 20% và 45% so với cùng kỳ năm ngoái vì cách tỉnh siết chặt giãn cách xã hội.

Sản lượng thu hoạch giảm mạnh, giá cá tra nguyên liệu bắt đầu khởi sắc song vẫn chưa chạm điểm hòa vốn.

Tại thủ phủ Đồng Tháp, giá cá tra nguyên liệu 21.000 – 22.000 đồng/kg song chi phí sản xuất lên tới 22.355 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi lỗ 355 – 1.855 đồng/kg.

Tương tự, ở vùng nuôi An Giang, giá cá tra thương phẩm loại 1 trong quý III duy trì ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg, tăng 3.000 - 4.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái song vẫn giảm 500 đồng/kg so với thời điểm trước khi giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, sản xuất cá giống cũng gặp nhiều khó khăn khi nhiều hộ giảm tới 50% công suất do thời tiết bất lợi, cá thương phẩm cũng tiêu thụ chậm, giá giảm trong thời gian gian dài. Hiện, giá cá giống loại 30 - 35 con/kg dao động mức 19.000 - 22.000 đồng/kg.

Nguyên nhân là các nhà máy chế biến giảm công suất, công ty chủ yếu sử dụng vùng nguyên liệu sẵn có, hạn chế thu mua của người dân khiến tồn đọng lượng lớn cá tra quá lứa.

9 tháng đầu năm, giá cá tra phile đông lạnh xuất khẩu ổn định ở mức 2,25 - 2,65 USD/kg, tăng 0,2 - 0,3 USD/kg so với cùng kỳ năm 2020.

Dù vậy, giá cá tra khó có thể tăng như kỳ vọng. Bởi các nhà máy thiếu hụt nguyên liệu, tức là đơn hàng xuất khẩu sẽ ít hơn mọi năm. Do đó, chỉ có thị trường Mỹ mới có thể thúc đẩy giá cá tra xuất khẩu tăng.

Thanh Hằng

Tin liên quan