VSSA muốn kiến nghị điều tra lẩn tránh thuế nhập khẩu đường từ 5 nước ASEAN

Cập nhật: 08:25 | 19/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Trước thông tin đường nhập vào Việt Nam tăng kỷ lục sau khi áp thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) với đường Thái Lan, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết hiệp hội cơ bản đã hoàn thành hoàn thành hồ sơ gửi lên Cục Phòng vệ Thương mại, kiến nghị việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá từ 5 nước ASEAN là Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia.

VDSC: Giá đường toàn cầu dự kiến tăng 30% trong năm 2021

Đường nhập khẩu vào Việt Nam tăng kỷ lục

Xuất khẩu đường Thái Lan vào Việt Nam tiếp tục giảm mạnh sau khi chính thức bị áp thuế

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Cục đã trao đổi, làm việc và có hướng dẫn chi tiết với VSSA để hiệp hội chuẩn bị hồ sơ đề nghị khởi xướng điều tra.

Theo VSSA, vụ sản xuất mía đường đã kết thúc với sản lượng đường gần 690 nghìn tấn đường giảm khoảng 10% so với vụ trước.

Tuy nhiên, số liệu của tổng cục Hải quan cho thấy lượng đường nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt ngưỡng cao nhất từ trước đến nay với lượng khoảng 782 nghìn tấn, trị giá hơn 367 triệu USD.

0416-giaduong
Ảnh minh họa

VSSA cho rằng có sự bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia. Theo đó, lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia này tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

VSSA cho biết 5 nước ASEAN nêu trên hoàn toàn không có phát triển gì về năng lực cạnh tranh mía đường để có thể xuất khẩu đường vào Việt Nam với mức tăng bùng nổ như trên.

"Thực chất đây là dấu hiệu rõ ràng của động thái lẩn tránh thuế CBPG và chống trợ cấp CTC tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, khi cả năm nước trên đều có nhập khẩu đường từ Thái Lan, và bản chất lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam từ 5 nước ASEAN nêu trên đều có liên quan xuất xứ từ Thái Lan.

Toàn bộ số lượng đường trên đây chỉ chịu thuế 5% so với mức thuế lẽ ra phải đóng là 33,88% và 48,88% tùy theo loại đường", VSSA nhận định.

0420-giaduong
Nhập khẩu đường từ từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2020 và 2021 (Nguồn: VSSA tổng hợp từ Tổng Cục Hải quan)

Theo ông Lộc cho rằng hàng rào dựng lên hiện nay hiệu quả chưa cao vẫn chưa ngăn được dòng đường của Thái Lan, kìm hãm giá đường trong nước.

Mặc dù giãn cách xã hội khiến nhu cầu đường sụt giảm nhưng lượng sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ. Do đó, dù lượng đường nhập khẩu tăng kỷ lục nhưng thị trường vẫn có thể hấp thụ được hết.

Giá đường dự kiến vẫn ở mức cao trong nửa cuối năm

Nguyên nhân ngành đường toàn cầu ước tính đạt thặng dư sản xuất 10 triệu tấn trong mùa vụ 2021/2022. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng đường toàn cầu sẽ đạt 183 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ trong khi tiêu thụ đường toàn cầu ước tính đạt 173 triệu tấn, tăng 2%.

Hơn nữa, xuất khẩu đường toàn cầu sẽ đạt 66 triệu tấn, tăng 3% và ghi nhận thặng dư thương mại đường toàn cầu dự kiến vào khoảng 12 triệu tấn trong mùa vụ 2021/2022.

Bên cạnh đó, chi phí logistic dự báo sẽ hạ nhiệt từ cuối năm 2021 nhờ vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu đồng đều hơn và chương trình tiêm vắc xin đang tăng tốc trên toàn thế giới, sẽ giúp tình trạng thiếu hụt container toàn cầu và tắc nghẽn tại các cảng vận chuyển container lớn dần được giải quyết.

Cũng theo VDSC hàng rào thuế quan đối với đường xuất xứ Thái Lan sẽ thúc đẩy giá đường nội địa Việt Nam.

Việc áp thuế chính thức kỳ vọng mở ra bức tranh tươi sáng cho ngành mía đường Việt Nam trong dài hạn bởi nó sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa đường nội địa và đường Thái Lan.

Rào cản thuế quan sẽ ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh dựa trên trợ giá của đường xuất xứ từ Thái Lan. Giá mía trong nước đã phản ánh tích cực hơn khi gia tăng 100.000 - 200.000 đồng/tấn trong những tháng gần đây.

Lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đã giảm 68% trong 4 tháng sau khi việc áp thuế có hiệu lực (tháng 2/2021), thúc đẩy xu hướng tăng giá đường nội địa và tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất đường.

Giá đường nội địa của Việt Nam vẫn đang duy trì ở mức thấp hơn 20% so với các nước ASEAN và Trung Quốc, trong khi giá thành sản xuất của nhiều nhà sản xuất đường Việt Nam đã giảm về mức giá thành của đường nhập khẩu từ Thái Lan và khu vực.

Ngược lại, sản lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN không bao gồm Thái Lan (bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar) đã tăng 79%, đạt 255.000 tấn, vượt xa năng lực sản xuất đường của các quốc gia này, thể hiện khả năng đường Thái nhập khẩu vào Việt Nam gián tiếp thông qua các nước ASEAN khác trong khu vực.

Do đó, VDSC cho rằng giải pháp sắp tới sẽ tập trung vào việc hạn chế tình trạng nhập khẩu đường Thái Lan gián tiếp qua các quốc gia khác trong khu vực ASEAN.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm