VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống

Cập nhật: 11:45 | 08/12/2022 Theo dõi KTCK trên

Hiện tại, với mức vốn điều lệ 67.434 tỷ đồng, VPBank đã trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, vượt xa cả các ngân hàng có vốn nhà nước chi phối.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục điều chỉnh, VCB ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có quyết định về việc sửa đổi nội dung giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng được sửa đổi thành hơn 67.434 tỷ đồng, đưa VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, vượt qua các "Big 4": BIDV (50.585 tỷ đồng), VietinBank (48.058 tỷ đồng) và Vietcombank (47.325 tỷ đồng).

VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống
VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống

Sau khi được NHNN chấp thuận tăng vốn, VPBank đã chốt danh sách cổ đông để phát hành 2,23 tỷ cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị phát hành là 22.377 tỷ đồng với tỷ lệ phát hành 50%. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, tức cổ đông sở hữu hai cổ phiếu phổ thông được nhận thêm một cổ phiếu mới.

Nguồn vốn được sử dụng tăng vốn bao gồm nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 21.002 tỷ đồng và nguồn quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 1.374 tỷ đồng. Sau khi triển khai phương án, vốn điều lệ của ngân sẽ tăng từ 45.056 tỷ đồng lên 67.434 tỷ đồng.

Trước đó, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22.377 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu theo Nghị quyết đã được thông qua tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022

Cũng trong năm nay, ngân hàng cũng dự kiến phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Với phương án này số lượng cổ phiếu phát hành tối đa là 1,19 tỷ cổ phiếu.

Nếu hoàn tất các đợt phát hành trên, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng từ 45.056 tỷ đồng lên 79.334 tỷ đồng, mức vốn điều lệ cao nhất hệ thống.

Tính đến cuối tháng 9, vốn chủ sở hữu của ngân hàng đã đạt 102.360 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cuối năm ngoái. Như vậy, VPBank đang đứng thứ 4 trong nhóm ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt 100.000 tỷ đồng, sau Vietcombank, Techcombank và VietinBank.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank đạt hơn 19.800 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Mirae Asset: Nhiều khả năng NHNN sẽ giảm mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 xuống dưới 14%

Do nhiều yếu tố bất lợi, Mirae Asset cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng sẽ không đặt mục tiêu tăng trưởng ...

BSC: Lạm phát lõi gia tăng đang gây áp lực lên chính sách tiền tệ

CPI lõi duy trì xu hướng tăng mạnh từ quý II và chính thức vượt lên CPI toàn phần từ giữa quý III. Chứng khoán ...

Dragon Capital "bơm" khoảng 114 tỷ đồng để "ngồi ghế" cổ đông lớn tại Sacombank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (Mã: STB) đã thông báo về giao dịch của nhóm cổ đông nước ngoài.

Thu Thủy