Vốn nước ngoài chảy vào các quỹ ETF nội, TTCK còn dư địa tăng điểm

Cập nhật: 09:42 | 26/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Năm 2020, các quỹ ETF nội đóng vai trò không nhỏ trong việc thu hút dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài liên lục bán ròng, dòng tiền ETF là điểm sáng năm qua.

Nhà đầu tư chú ý: Hàng nghìn tỷ đồng "tiền tươi thóc thật" sắp được rót

Nhà đầu tư Thái Lan đẩy mạnh “rót” tiền vào các quỹ ETF trên TTCK Việt Nam

Thập kỷ 2011 – 2020 chứng kiến sự bùng nổ mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn này của Việt Nam đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020.

Với vị thế, cơ đồ lớn mạnh như hiện nay, thị trường chứng khoán, nơi được coi là "hàn thử biểu" của nền kinh tế cũng bứt phá mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng và đã thu hút sự quan tâm lớn của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt Thái Lan. Điều này có thể thấy rõ qua các thương vụ mua cổ phần Sabeco, Nhựa Bình Minh… của các nhà đầu tư Thái Lan hay việc Pyn Elite Fund đã chuyển toàn bộ danh mục đầu tư từ Thái Lan sang Việt Nam từ năm 2013.

Không chỉ nhà đầu tư tổ chức, dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân Thái Lan cũng đang tìm đến thị trường Việt Nam những năm gần đây. Dù vậy, do vấn đề mở tài khoản cá nhân không quá thuận tiện nên các nhà đầu tư cá nhân tại Thái Lan đang đầu tư gián tiếp vào TTCK Việt Nam thông qua các quỹ.

Nhà đầu tư Thái Lan đẩy mạnh “gom” chứng chỉ quỹ ETFs trên TTCK Việt Nam  - Ảnh 1.

Top 5 danh mục Principal Vietnam Equity Fund có sự hiện diện của 2 chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF và SSIAM VNFinLead ETF

Nổi bật trong số các quỹ Thái Lan đang giải ngân vào TTCK Việt Nam hiện có thể kể tới như K-Vietnam Equity Fund, ASP-Viet Fund, United Vietnam Opportunity Fund (UVO Fund), One Vietnam Fund, Krungsri Vietnam Equity Fund-A (KFViet-A Fund), Principal Vietnam Equity Fund…

Các quỹ Thái Lan trên có quy mô ở mức trung bình - dưới 2.000 tỷ đồng hiện đang giải ngân khá nhiều vào các quỹ chuyên đầu tư vào thị trường Việt Nam như FTSE Vietnam ETF, Premia MSCI Vietnam ETF, JPMorgan Vietnam Opportunities Fund và đặc biệt là các quỹ ETF nội địa như VFMVN30 ETF, VFMVN Diamond ETF hay SSIAM VNFinlead ETF.

Việc đầu tư vào Việt Nam đã giúp các quỹ Thái Lan thu về hiệu suất khá tốt trong năm 2020 với mức tăng trưởng NAV/Shares hầu hết đều trên 12% trong đó Principal Vietnam Equity Fund thậm chí có mức tăng trưởng NAV/Shares gần 21%. Đây là kết quả rất tích cực trong bối cảnh TTCK Thái Lan giảm sâu trong năm 2020 bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19 và chỉ số SET-Index thậm chí giảm 8,25% trong năm qua. Trên nhiều diễn đàn đầu tư tại Thái Lan hiện đang quảng bá khá nhiều về Việt Nam như một địa chỉ đầu tư đầy hấp dẫn.

Dòng tiền vào ETF ổn định, thị trường có cơ hội tăng trưởng dài hạn thay vì biến động quá mạnh như hiện tại

Năm 2020, các quỹ ETF nội đóng vai trò không nhỏ trong việc thu hút dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài liên lục bán ròng, dòng tiền ETF là điểm sáng năm qua.

Trong những ngày đầu năm 2021, dòng tiền ETF tiếp tục đổ vào TTCK Việt Nam thông qua các quỹ nội. Để có góc nhìn về triển vọng dòng vốn ETF trong năm 2021 này, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn kinhtetieudung.phapluatxahoi.vn đưa ra ý kiến nhận định của ông Nguyễn Minh Hạnh, Giám đốc điều hành Quỹ ETF, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM).

Vốn nước ngoài chảy vào các quỹ ETF nội, TTCK còn dư địa tăng điểm

Ông Nguyễn Minh Hạnh, Giám đốc điều hành Quỹ ETF, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM)
Ảnh: SSIAM

PV: Thưa ông, măm 2020 được xem như bùng nổ của các ETF nội với sự gia tăng cả về số lượng và quy mô. Các ETF nội được mở mới cũng có tỷ suất lợi nhuận rất tốt (ví dụ: ETF SSIAM VNFin Lead, ETF VFMVN Diamond). Ông dự báo như thế nào về xu hướng phát triển của các ETF trong năm 2021 và trong giai đoạn 5 năm tới?

- Ông Nguyễn Minh Hạnh: Trong năm 2021, chúng tôi vẫn nhận thấy các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng ưa thích sản phẩm ETF hơn so với các quỹ chủ động hiện tại. Trong thời gian qua, hiệu quả đầu tư của các quỹ ETF tỏ ra rất hiệu quả so với thị trường chung cũng như các loại hình đầu tư khác, thêm vào đó là sự đơn giản, dễ tiếp cận giao dịch cùng chi phí thấp.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng chuyển dần các danh mục cổ phiếu họ ưa thích mà không còn "room" cho các quỹ mà không được mua ETF với giá cao để mua các quỹ ETF có nhiều cổ phiếu hết room với giá thị trường và cũng đạt hiệu quả lớn là một giải pháp tình thế cho việc giới hạn room của họ hiện nay.

Với các nhà đầu tư nội địa, cần một thời gian rất dài nữa để có thể tiếp cận được. Nhà đầu tư nội địa vẫn có niềm tin tuyệt đối vào việc họ sẽ chủ động đầu tư và có hiệu quả vượt trội hơn so với ETF nhờ lướt sóng cổ phiếu thu được lợi nhuận ngay trong T+3 – T+5.

Nhà đầu tư nội địa cũng không thật sự so sánh hiệu quả bản thân mình với các quỹ ETF mà chỉ xem với chỉ số VN-Index, trong khi thời gian khá dài gần đây các quỹ ETF đều hiệu quả hơn chỉ số VN-Index khá nhiều.

Sau này, khi các quỹ hưu trí tự nguyện được đẩu tư mở hơn và việc phân bổ tài sản của giới siêu giàu phát triển hơn thì các nhà tư vấn tài chính mới dịch chuyển 1 phần tài sản vào mua các sản phẩm cổ phiếu (Equity) thì sản phẩm quỹ ETF luôn là lựa chọn số một cho họ. Chúng ta cần nhiều năm nữa để có thể phát triển được các sản phẩm này mạnh mẽ.

PV: Theo ông, số lượng các ETF như hiện nay đã tương xứng với tiềm năng của thị trường chứng khoán Việt Nam?

- Ông Nguyễn Minh Hạnh: Số lượng các quỹ ETF hiện nay vẫn dưới 10 quỹ và chúng tôi nhận thấy vẫn còn rất nhỏ bé. Với quy mô gần 200 tỷ USD thị trường trong khi các quỹ ETF quy mô mới khoảng chưa tới 2 tỷ USD, dưới 1% thị trường là quá ít.

Các thị trường phát triển ETF là lực lượng nắm giữ cổ phiếu lớn nhất thị trường và việc họ nắm giữ suốt vòng đời của chỉ số giúp giảm lượng cổ phiếu lưu hành đáng kể và làm thị trường chung rất ổn định trong thời gian dài.

Khi dòng tiền vào các quỹ ETF ổn định, thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội tăng trưởng dài hạn rất nhiều năm thay vì biến động quá mạnh như hiện tại.

PV: Các sản phẩm ETF đang được các nhà đầu tư nước ngoài đón nhận, một số quỹ đóng như Pyn đã phân bổ một phần danh mục vào sản phẩm này. Ông có nghĩ rằng sản phẩm ETF chưa hấp dẫn với các nhà đầu tư nội? Đây có phải là lớp nhà đầu tư sẽ được SSIAM hướng tới trong tương lai?

- Ông Nguyễn Minh Hạnh: Một số quỹ nước ngoài được phép mua ETF, nhưng số đó thực sự không nhiều. Đại đa số các quỹ mở nước ngoài sẽ không mua được ETF do vướng các quy định của quỹ họ khi lập quỹ. Với nhà đầu tư, như đã nói ở trên.

Chúng ta chỉ huy động được khi có các chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho việc đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán, các giới hạn quỹ hưu trí tự nguyện được mở rộng hơn để dòng tiền chẩy mạnh vào các quỹ này và các kế hoạch tiết kiệm hưu trí tăng trưởng với danh mục đầu tư chủ yếu vào các quỹ ETF.

Đó là con đường các thị trường phát triển đã đi qua, chứng ta chưa có các chính sách đủ tốt để thu thút nhà đầu tư vào các sản phẩm này dù về mặt hiệu quả đầu tư, khi ta đầu tư định kỳ vào quỹ ETF thì hiệu quả đầu tư rất vượt trội so với các loại hình đầu tư định kỳ khác.

PV: Trở lại với hoạt động của SSIAM, cùng với ETF VFMVN Diamond của VFM, công ty đã huy động được dòng vốn lớn cho ETF SSIAM VNFin Lead. Ông có thể chia sẻ về kế hoạch phát triển các ETF mà công ty đang quản lý trong năm tới?

- Ông Nguyễn Minh Hạnh: Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các nhà đầu tư là các tổ chức nước ngoài được phép đầu tư một phần danh mục của mình vào các quỹ ETF để nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tìm kiếm các kênh bán hàng mới để tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt tại khu vực Châu Á có sự ưa thích đầu tư vào Việt Nam.

Trong dài hạn hơn là đào tạo các thế hệ nhà đầu tư trẻ tại nội địa về quỹ ETF để các thế hệ nhà đầu tư mới có thể tham gia đầu tư định kỳ vào quỹ ETF ở thời điểm hiện tại và kéo dài tới khi họ nghỉ hưu thay vì hàng tháng thu nhập họ tiết kiệm được đem đi gửi tiết kiệm hay một số hình thức nộp tiền định kỳ khác như có lợi nhuận đầu tư rất thấp.

PV: Cuối cùng, ông có dự báo như thế nào về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2021?

- Ông Nguyễn Minh Hạnh: Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất mạnh và các thị trường trên thế giới. Năm 2020 cả thế giới tăng trưởng nóng bởi việc tham gia mạnh mẽ của dòng tiền mới gia nhập thị trường (F0) và họ mua/bán theo bầy đàn rất mạnh mẽ các cổ phiếu mà có các câu chuyện nghe thú vị, hấp dẫn dù điều đó có thể rất xa xôi chưa có ý nghĩa đem lại lợi nhuận tại hiện tại.

Bên cạnh đó, Việt Nam sau nhiều năm đã có sự sụt giảm mạnh lãi suất và tạo ra sự hào hứng cho nhà đầu tư tham gia mạnh vào các hoạt động đầu cơ, từ cổ phiếu, đất đai vùng ven đều có sự tăng giá cực kỳ nhanh chóng, cơn sốt lan ra rất nhiều vùng quê tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Cơn sốt đầu cơ thật sự không phải là điều tốt lành cho dài hạn nhưng lại là sự ưa thích của giới đầu cơ trong ngắn hạn.

Trong ngắn hạn, với việc ưa thích đầu cơ hiện tại, thị trường sẽ tiếp tục thuận lợi, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi ta chưa thể biết cơn sốt đầu cơ này khi nào sẽ nguội đi. 2021 vẫn có thể là một năm thị trường tăng mạnh mẽ, nhưng tôi không quá hưng phấn vì tình trạng đầu cơ quá mạnh của thị trường hiện nay, nó không tạo ra sự bền vững trong dài hạn cho nhà đầu tư.

Tự doanh gom mạnh cổ phiếu ngân hàng trong phiên chứng khoán giảm điểm

Trong phiên ngày 25/1/2021, việc nhóm ngân hàng đồng loạt giảm điểm đã bất ngờ tạo thuận lợi để khối tự doanh các công ty ...

Điểm tin mua bán cổ phiếu tâm điểm ngày 26/1/2021: VIB, TVB, CRE, REE, VCI, TCH

Những thông tin mua bán cổ phiếu tâm điểm như VIB, TVB, CRE, REE, VCI, TCH,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán ...

Cổ phiếu SPH sau chuỗi tăng trần: "Con sãi ở chùa về quét lá đa"

Sau ngày chia cổ tức, cổ phiếu SPH của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội (UpCOM: SPH) bất ngờ xuất hiện 8 phiên ...

Hữu Dũng