Nhận diện doanh nghiệp lỗ nặng quý I/2021 (bài 2):

Vietnam Airlines (HVN) và khoản "lỗ tận chân trời", cổ phiếu "đổ đèo"

Cập nhật: 11:40 | 12/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Với khoản lỗ gần 5.000 tỷ đồng trong quý I/2021, cổ phiếu HVN của Tổng CTCP Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HOSE: HVN) tiếp tục làm buồn hàng vạn cổ đông khi mã này đã giảm liên tiếp trong hơn 1 tháng qua (từ vùng 34.xxx đồng xuống còn 27.xxx đồng).

3914-hvn
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Bất chấp việc tổng lợi nhuận ròng các công ty tăng trưởng 81% so với cùng kỳ năm trước, nhiều doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ghi nhận lỗ lớn trong quý I/2021.

Vị trí quán quân lỗ đang thuộc về Vietnam Airlines (HOSE: HVN). Trong quý I, ông lớn hàng không tiếp tục lỗ sau thuế 4.975 tỷ đồng - tăng hơn 90% so với cùng kỳ do tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh.

Theo đó kết thúc năm 2020, Vietnam Airlines báo lỗ ròng tới 10.845 tỷ đồng. Tuy vậy, kết quả này vẫn khả quan hơn so với ước tính lỗ hợp nhất 14.445 tỷ đồng trước đó từ phía Vietnam Airlines. Chênh lệch đáng kể với ước tính năm 2020 một phần đến từ việc Vietnam Airlines đã được Chính phủ cho phép thay đổi sang cách tính khấu hao máy bay và phân bổ chi phí bảo dưỡng máy bay, động cơ theo tỷ lệ tổng giờ khai thác thực tế so với kế hoạch chứ không áp dụng phương pháp đường thẳng.

Với kết quả này, đến hết quý I/2021, HVN đã lỗ lũy kế 14.219 tỷ đồng. Số lỗ này đã vượt vốn điều lệ và kéo vốn chủ sở hữu của hãng từ hơn 6.000 tỷ đồng xuống còn 1.031 tỷ đồng.

Theo quy định của Luật chứng khoán, nếu doanh nghiệp có tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp trong báo cáo kiểm toán gần nhất trước thời điểm xem xét sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc nên HVN có thể rơi vào trường hợp này nếu không tăng vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng nữa như kế hoạch đề ra.

Bên cạnh lỗ, hãng còn gánh khoản nợ phải trả gần 60.000 tỷ đồng. Trong số này có 12.690 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn và 21.640 tỷ là nợ vay dài hạn, khiến cho nợ/vốn chủ là 57,7 lần - ở mức rủi ro đặc biệt. Tuy nhiên, tiền mặt của hãng trên tài khoản vẫn duy trì 2.077 tỷ đồng.

Tổng tài sản tại ngày cuối quý I/2021 là 60.580 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ so với ngày đầu năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp báo lỗ từ trăm tỷ đến nghìn tỷ trong năm 2020 - Ảnh 3.

Mới nhất, Hội đồng Quản trị Vietnam Airlines vừa thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 dự kiến vào ngày 30/6 tại Hà Nội. Ngày đăng ký cuối cùng để tham dự đại hội là 4/6/2021. Nội dung cụ thể của cuộc họp chưa được công bố.

Năm 2020, Vietnam Airlines từng ba lần thay đổi thời gian tổ chức đại hội thường niên vì không kịp chuẩn bị nội dung. Đại hội ban đầu được lên lịch tổ chức vào ngày 29/6, sau đó được chuyển thành 16/7 rồi chuyển thành 28/7 và cuối cùng là 10/8.

Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu lớn nhất đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ riêng cho Vietnam Airlines, chẳng hạn như cho phép Tổng công ty này phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động 8.000 tỷ đồng và cho Vietnam Airlines vay 4.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết về việc tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng với lãi suất 0% sau khi tổ chức tín dụng đã cho Vietnam Airlines vay.

Theo Chứng khoán HSC, dự kiến trong quý II/2021 Vietnam Airlines sẽ nhận được tiền vay ưu đãi này để giảm căng thẳng về thanh khoản.

Trong năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến ngành hàng không thiệt hại nặng nề. Không chỉ Vietnam Airlines, hầu hết các đơn vị thành viên trong Vietnam Airlines Group đều thể hiện bộ mặt u ám. Tuy nhiên, vẫn có những công ty được xem là "may mắn hơn", kết quả kinh doanh của họ được duy trì ổn định và lợi nhuận đem về hàng trăm tỷ đồng.

CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài - Nội Bài Cargo hoạt động trong lĩnh vực phục vụ hàng hóa chuyên nghiệp, Vietnam Airlines sở hữu 55,13%.

Trong năm vừa rồi, công ty đạt tổng doanh thu 697 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 257 tỷ đồng, tỷ suất ROE 79%. Doanh thu của NCTS chỉ giảm 4% và lợi nhuận trước thuế giảm 7% so với năm 2019.

Nội Bài Cargo là công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Trong quý I/2021, công ty này đạt doanh thu thuần 166 tỷ đồng - tăng 5%; lợi nhuận trước thuế 64 tỷ đồng - giảm 2,5%.

Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS), đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ phục vụ hàng hóa cho các chuyến bay quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất. Vietnam Airlines sở hữu 55%. Ngoài Vietnam Airlines, các cổ đông của TCS còn có CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), SATS và VinaCapital.

Ảnh hưởng của đại dịch khiến các hãng hàng không liên tục thay đổi, hủy chuyến, điều chỉnh lịch bay. TCS cho biết liên tục cập nhật cũng như đáp ứng những yêu cầu phục vụ đặc biệt từ khách hàng.

Năm 2020, TCS đạt tổng doanh thu 861 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 538 tỷ đồng, tỷ suất ROE rất cao 459%.

Tương tự, Công ty TNHH Dịch vụ Giao nhận Hàng hóa Tân Sơn Nhất (TECS Express) do Vietnam Airlines nắm 51% hoạt động chủ yếu gồm khai thác xử lý hàng hóa, chuyển phát nhanh, giao nhận hàng hóa, logistics, khai thuê hải quan, kho bãi… ghi nhận doanh thu 307 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 114 tỷ đồng, ROE đạt 177%. Doanh thu giảm nhẹ nhưng lợi nhuận là ấn tượng hơn so với năm 2019 (lần lượt 310,5 tỷ đồng và 97,2 tỷ đồng, ROE 146%).

Năm 2020, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh hàng không tăng mạnh, chủ yếu là các mặt hàng thiết bị y tế. Tuy nhiên, hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dịch bệnh.

Một trường hợp ấn tượng khác thuộc về Công ty TNHH Giao nhận Hàng hóa Vinako, công ty giao nhận hàng hóa truyền thống trên các chuyến bay thương mại do Vietnam Airlines sở hữu trên 65%.

Hoạt động kinh doanh của Vinako, đặc biệt là hàng xuất quốc tế bị ảnh hưởng lớn từ việc đóng cửa các đường bay quốc tế. Tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn, công ty đã tham gia hình thức thuê chuyến bay hàng hóa của Vietnam Airlines, tham gia giao nhận các loại hàng hóa thiết yếu hàng gấp, hàng cứu trợ, hàng khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế đi thị trường Nhật Bản trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh.

Kết quả kinh doanh năm 2020 của Vinako vì thế đạt mức cao; lợi nhuận trước thuế 33 tỷ đồng, ROE đạt gần 298%. Năm 2019 công ty này chỉ lãi 12,2 tỷ đồng.

Cổ phiếu NHA tăng kịch trần sau tin Đô thị Nam Hà Nội định phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 15%

Sáng 12/5, cổ phiếu NHA của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội tăng kịch trần lên 29.400 ...

Sau ATO, VN-Index rung lắc mạnh quanh tham chiếu

Sau phiên bất ngờ giảm điểm ngày 11/5, VN-Index bước vào phiên giao dịch ngày 12/5/2021 trong trạng thái rung lắc mạnh quanh tham chiếu...

Vinaconex đã thoái sạch vốn tại CTCP Xây dựng Đà Nẵng

Hội đồng quản trị Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG) đã ban hành quyết định về việc ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm