Việt Nam đứng đầu về tăng trưởng tại Đông Nam Á giữa dịch Covid-19, Thái Lan xếp cuối bảng

Cập nhật: 10:21 | 08/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Theo Bloomberg, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng hồi phục mạnh nhất khu vực. Trong khi đó, Thái Lan xếp cuối cùng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan dự báo sẽ âm 8,1% trong năm nay.

Thái Lan được coi là một trong những quốc gia thành công trong chống dịch Covid-19 khi đã trải qua hơn 40 ngày không ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, triển vọng phục hồi kinh tế của quốc gia này lại u ám nhất khu vực Đông Nam Á.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự báo sẽ âm 8,1% trong năm nay, theo Ngân hàng Thái Lan. Con số này tệ hơn bất cứ dự đoán nào của các quốc gia trong khu vực. Đây cũng có thể là con số tăng trưởng tồi tẹ nhất trong lịch sử kinh tế Thái Lan, vượt qua cả sự sụt giảm trong thời kì khủng hoảng 1997.

Ngược lại, nền kinh tế Việt Nam lại được đánh giá là có tiềm năng hồi phục mạnh nhất khu vực. Theo số liệu chính thức, GDP của Việt Nam tăng trưởng 0,36% trong tháng 6/2020 so với cùng kì năm trước. Trước đó, Bloomberg dự đoán GDP của Việt Nam suy giảm 0,9%.

1306 1 1594111830593745861191

Việt Nam đứng đầu khu vực về tăng trưởng trong dịch Covid-19. Thái Lan đứng cuối cùng

"Thái Lan vốn nổi tiếng là trung tâm du lịch của khu vực với mức đóng góp của ngành lên đến 15% tổng GDP. Nền kinh tế này cũng phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu. Bởi vậy khi dịch Covid-19 tác động mạnh cả 2 yếu tố thì chúng gây sốc cho tăng trưởng GDP", Chuyên gia kinh tế Kiatipong Ariyapruchya của Ngân hàng quốc tế (World Bank) chi nhánh Thái Lan nhận định.

Nghiên cứu của Bloomberg cho thấy nền kinh tế Thái Lan sẽ suy giảm mạnh nhất Đông Nam Á với âm 6%. Sang năm 2021, Thái Lan cũng hồi phục chậm nhất khu vực với mức tăng trưởng chỉ vào khoảng 4%.

Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng chậm do nhiều nguyên nhân. Tình trạng khẩn cấp, các lệnh giãn cách phòng dịch Covid-19 đã lam giảm mức tiêu dùng và đầu tư tại quốc gia này. Sức mua được kì vọng sẽ tăng trở lại khi các lệnh giãn cách được nới lỏng và chính phủ tung ra nhiều gói kích thích kinh tế, tuy nhiên nguồn tiền đầu tư khó có thể quay trở lại nhanh chóng, dẫn tới triển vọng phục hồi ảm đạm của Thái Lan.

Tính đến tháng 5/2020, Thái Lan chưa đón bất cứ du khách quốc tế nào 2 tháng liên tiếp do buộc phải đóng cửa biên giới phòng dịch Covid-19. Trong năm nay, lượng du khách quốc tế được dự báo sẽ giảm xuống còn 8 triệu, chỉ bằng 1/5 so với năm 2019.

Hiện, Thái Lan vẫn đang rất cẩn trọng trong việc mở cửa trở lại. Trong khi đó, chính sách nhắm đến du khách nội địa lại không bù đắp được những tổn thất từ mảng du khách quốc tế của ngành du lịch.

Về khía cạnh xuất khẩu, mảng kinh tế này của Thái Lan vẫn chưa quá tồi tệ khi chỉ suy giảm 2 trong 5 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ, xuất khẩu của Thái Lan cũng không may mắn như kỳ vọng.

Trong khi đó, đồng Baht của Thái Lan lại tăng gần 6% so với đồng đô la Mỹ trong ba tháng qua, trở thành đồng tiền tốt thứ hai tại khu vực. Dù Ngân hàng Thái Lan trong năm nay đã hạ lãi suất ba lần liên tiếp xuống mức thấp kỉ lục 0,5%, nhưng không thể hạ giá đồng nội tệ.

Hiện Ngân hàng Thái Lan đang vô cùng lo lắng bởi đồng Baht mạnh sẽ khiến Thái Lan mất lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu cũng như ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách quốc tế cũng như phục hồi nền kinh tế. Hiện các quan chức Thái Lan tuyên bố sẽ xem xét những biện pháp mạnh tay hơn nhằm hạ giá đồng Baht trong trường hợp cần thiết.

Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới; hơn 13.000 người đang cách ly phòng dịch

Tính đến cuối ngày 7/7, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 trong 12 giờ qua, hiện còn 13.047 trường ...

Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đạt thấp nhất từ năm 2013

6 tháng cuối năm, ngành Tài chính đã đề ra 10 nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện trong đó sẽ tiếp tục ...

Ông Nguyễn Thanh Long được giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế

Thủ tướng vừa ký quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho ông Nguyễn Thanh Long, đương Thứ trưởng Bộ Y tế.

Linh Đan (Theo Bloomberg)

Tin liên quan