Từ vụ tấn công mạng vào VOV: Đối tượng tấn công báo điện tử sẽ bị xử lý ra sao?

Cập nhật: 11:55 | 16/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Liên quan đến vụ việc này, được biết Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiến hành điều tra làm rõ nhóm đối tượng tấn công Báo điện tử VOV có tên miền vov.vn.

Cảnh báo "bẫy lừa" liên quan đến trao đổi, chuyển nhượng lan đột biến

Cảnh báo: Xuất hiện tình trạng lừa đảo mời tiêm vaccine Covid-19

Mạo danh nhân viên điện lực, y tế lừa đảo: Người dân phải làm gì để tránh sập bẫy?

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Lê Hồng Vân – Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, Đài VOV là một trong các mục tiêu, công trình hạ tầng, kỹ thuật quan trọng về an ninh quốc gia. Cùng với các cơ quan báo chí khác, Báo điện tử VOV có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.

Do đó, hành vi sử dụng thiết bị máy tính để tấn công vào các trang mạng xã hội, mạng báo điện tử là hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội cần bị xử lý nghiêm khắc.

5226-vov-1
Bạn đọc không thể truy cập vào trang web của báo VOV vào thời điểm tờ báo điện tử này bị tấn công (ảnh VOV)

Về các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng, theo Luật sư Hồng Vân, Khoản 2 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 đã nêu rõ: Nghiêm cấm việc thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; nghiêm cấm tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo chống Nhà nước…

Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý hành hành chính, đối tượng vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 15/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông…

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử theo Điều 287 BLHS 2015 - Luật sư Hồng Vân nhấn mạnh.

Theo đó, người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp theo quy định…thì bị phạt tiền từ 30- 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng-3 năm.

Để thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội này, người phạm tôi phải có hành vi thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng- dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; hoặc làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 3-dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ.

Phạm tội đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh; Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử 168 giờ trở lên hoặc 50 lần trở lên trong thời gian 24 giờ…thì bị phạt tù từ 7-12 năm.

Bên cạnh đó, hành vi trên còn có dấu hiệu phạm Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 BLHS 2015; Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác theo Điều 289 BLHS 2015…

Ngoài ra, hành vi gửi email, gọi điện xúc phạm đến các nhân vật đã trả lời phỏng vấn, xúc phạm phóng viên viết bài bằng những tin nhắn đe dọa, thóa mạ... còn có dấu hiệu cấu thành tội “Làm nhục người khác” theo Điều 155 BLHS 2015.

Theo điều luật này, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm…

Theo anninhthudo.vn