Từ đầu năm, ngân hàng nào phát hành trái phiếu nhiều nhất?

Cập nhật: 17:39 | 11/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Theo thống kê ghi nhận được, từ đầu năm đến nay, lượng trái phiếu do các ngân hàng phát hành đã đạt khoảng 32.000 tỷ đồng. Trong đó, kỳ hạn chủ yếu là 2 - 3 năm với lãi suất phổ biến từ 6,5% - 7%/năm.

tu dau nam ngan hang nao phat hanh trai phieu nhieu nhat

HDBank lên kế hoạch bán trái phiếu lần 2 trong năm 2019

tu dau nam ngan hang nao phat hanh trai phieu nhieu nhat

Lãi suất trái phiếu ngân hàng phát hành phổ biến dưới 7%/năm

tu dau nam ngan hang nao phat hanh trai phieu nhieu nhat

Agribank thông báo về kết quả phát hành trái phiếu năm 2018

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Phát hành trái phiếu là đi vay vốn.

Cho tới thời điểm này, Ngân hàng ACB đứng đầu danh sách về khối lượng trái phiếu phát hành với 7.850 tỷ đồng, lãi suất cố định từ 6,7 - 6,8%/năm, kỳ hạn 3 năm. Số trái phiếu này được phát hành theo 6 đợt. Trong đó, đợt phát hành đầu tiên hồi tháng 4 có khối lượng 2.350 tỷ đồng đều do 2 nhà đầu tư duy nhất là VNDirect và SHS mua trọn.

tu dau nam ngan hang nao phat hanh trai phieu nhieu nhat
Từ đầu năm, ngân hàng nào phát hành trái phiếu nhiều nhất?. Ảnh minh họa

Theo sau ACB là VPBank với tổng khối lượng phát hành lên tới 5.900 tỷ đồng. Nhà băng này đã có tới hơn 15 đợt phát hành kể từ đầu năm đến nay, khối lượng mỗi đợt phát hành từ 200 - 500 tỷ đồng, lãi suất 6,4 - 6,9%/năm. Chứng khoán VPS đã mua toàn bộ số VPBank phát hành kể từ đầu năm đến nay.

Nhiều ngân hàng khác cũng phát hành trái phiếu trong 6 tháng đầu năm có thể kể đến VIB với tổng phát hành 5.100 tỷ, LienVietPostBank 2.00 tỷ, SeABank hơn 3.000 tỷ, BacABank hơn 2.000 tỷ, OCB 800 tỷ, HDBank 2.500 tỷ, ABBank 2.500 tỷ.

Kỳ hạn dài nhất là 5 năm 1 ngày ở VIB, tuy nhiên ngân hàng chỉ phát hành 100 tỷ đồng loại trái phiếu này. Lãi suất của trái phiếu này là 8,825% kỳ trả lãi đầu tiên, các kỳ trả lãi sau áp dụng lãi suất thả nổi bằng 2% + lãi suất tham chiếu. Trong đợt phát hành này, một công ty bảo hiểm đã "ôm trọn" 100 tỷ đồng trái phiếu của VIB.

Ngoại trừ trái phiếu có lãi suất đạt gần 9% do VIB phát hành, các trái phiếu còn lại của các nhà băng phát hành từ đầu năm đến nay chủ yếu có lãi suất từ 6,4 - 7%, cao nhất là 7,3% vì kỳ hạn chỉ từ 2 - 3 năm.

Có thể thấy, so với lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 2 - 3 năm ở các ngân hàng, lãi suất trái phiếu do các nhà băng phát hành hiện nay cũng chỉ ở mức tương đương, thậm chí có thể thấp hơn.

Chẳng hạn, tại VPBank, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 năm thấp nhất là 7,4%/năm, cao nhất lên tới 8,2% nếu gửi hơn 10 tỷ và cam kết không rút trước hạn. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu do ngân hàng này phát hành kể từ đầu năm đến nay cao nhất chỉ đến 6,9%/năm.

Ngoài việc "ồ ạt" phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn, nhiều nhà băng cũng mua lại trước hạn hàng trăm hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm. Trái chủ của loạt trái phiếu này chủ yếu là một ngân hàng khác.

Chẳng hạn, LienVietPostBank đã mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 2 năm do nhà băng này phát hành ngày 29/5/2018. Vietcombank là trái chủ của số trái phiếu này với giá mua lại là 1.066 tỷ đồng. OCB mua lại 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm từ MBBank với giá mua lại là 534 tỷ đồng...

Thu Hoài