Trình phương án tăng thêm vốn cho nhóm ngân hàng thương mại nhà nước

Cập nhật: 22:21 | 30/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo gửi đến Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong đó nêu cụ thể hướng tăng vốn của các ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt với nhóm ngân “Big 4” có sở hữu chi phối của Nhà nước.

Trình phương án tăng thêm vốn cho nhóm ngân hàng thương mại nhà nước
Nhóm NHTM nhà nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng của hệ thống

Theo đó, nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng của hệ thống. Cụ thể, đến cuối tháng 7/2022, vốn điều lệ của nhóm Big 4 gồm: Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV đạt 180,3 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản đạt 7.060,3 nghìn tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 đạt 5.618,2 nghìn tỷ đồng; dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 5.151,4 nghìn tỷ đồng.

Các ngân hàng này cũng tích cực tham gia hỗ trợ, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và dành nguồn lực để hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng vay gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Về tăng vốn điều lệ đối với các NHTM mại nhà nước, NHNN cho biết, trong thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo 4 ngân hàng triển khai các phương án bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính. Hiện NHNN đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xem xét, trình cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đối với việc tăng vốn điều lệ của BIDV, Vietcombank, VietinBank, NHNN đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về việc phân phối lợi nhuận năm 2021 để làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này.

Cũng theo NHNN, các NHTM cổ phần về cơ bản đều bám sát phương án được duyệt, tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.

Về tăng vốn đối với các NHTM mại cổ phần, năm 2022, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 15 NHTM cổ phần; trong đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ).

Đối với các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng mua bắt buộc, trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền, NHNN đã và đang chỉ đạo các ngân hàng này khẩn trương hoàn thiện phương án cơ cấu lại, đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đang tích cực triển khai phương án cơ cấu lại đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tỷ giá VND/USD 'lên đỉnh', loạt doanh nghiệp vay nợ bằng USD đang gặp rủi ro rất lớn

Trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, tỷ giá VND/USD trong nước đang liên tục tăng cao, ...

Ngân hàng, bảo hiểm tăng trưởng ổn định trong 9 tháng 2022

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng đạt khá, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng ...

Giá USD ngân hàng vượt mốc lịch sử 24.000 đồng

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay (30/9) ghi nhận vượt mốc lịch sử 24.000 VND/USD. Tỷ giá trung tâm tiếp tục ...

Hoàng Hà