Triển vọng dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam

Cập nhật: 17:25 | 30/01/2023 Theo dõi KTCK trên

Theo VinaCapital, điểm sáng về kinh tế của Việt Nam trong 3-5 năm tới cùng triển vọng về nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là động lực quan trọng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước.

Theo đánh giá của VinaCapital, Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6,5%/năm vào giai đoạn trước dịch COVID-19.

Triển vọng dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2021-2025 ở mức 6,5%-7%/năm được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng dù đã bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021, song hoàn toàn có thể vẫn được duy trì trong giai đoạn 2023-2025.

Tăng trưởng kinh tế cao sẽ tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong năm 2023, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết có thể bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng chậm lại của xuất khẩu, tiêu dùng và áp lực lãi suất vẫn còn cao. Dự báo, tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của chỉ số VN-Index có thể về mức một con số.

Tuy nhiên, từ năm 2024, khi áp lực lạm phát không còn, các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế, đồng thời các khó khăn và thách thức trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam đã được giải quyết, tăng trưởng EPS của thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ quay trở lại mức hai con số. Hơn nữa, đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn là trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong nhiều năm tới và sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế trong dài hạn.

Vào tháng 7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, có nội dung quan trọng là khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện tại, Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán đang tiến hành chạy thử hệ thống giao dịch mới KRX. Đây là hệ thống có thể đáp ứng được các yêu cầu về triển khai sản phẩm mới, rút ngắn thời gian giao dịch, giúp thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu về nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Theo VinaCapital, điểm sáng về kinh tế của Việt Nam trong 3-5 năm tới cùng triển vọng về nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là động lực quan trọng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước.

Quy mô của thị trường chứng khoán sẽ còn mở rộng nhờ vào thanh khoản tăng lên và vẫn còn nhiều doanh nghiệp có khả năng niêm yết mới trong những năm tới (cả doanh nghiệp tư nhân và cổ phần hóa hoặc thoái vốn doanh nghiệp nhà nước).

"Cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao trong ít nhất 5 năm tới và các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ không bỏ qua cơ hội này", VinaCapital khẳng định.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Sôi động giao dịch cổ phiếu của các lãnh đạo dịp đầu năm mới

Thống kê giao dịch cổ phiếu trong thời gian từ 16 - 27/01/2023 cho thấy, số lượng giao dịch và đăng ký mới đã bắt ...

Chứng khoán phiên chiều 30/1: Tin mừng từ thanh khoản

Phiên giao dịch ngày 30/1, VN-Index giảm đến 14,53 điểm về 1.102,57 điểm, tuy nhiên, điểm tích cực chính là thanh khoản thị trường tăng ...

Khối ngoại giao dịch sôi động phiên 30/1, mua ròng tới gần 800 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 30/1, cùng thanh khoản thị trường cải thiện, giao dịch khối ngoại cũng sôi động và mua ròng ròng tới gần ...

Linh Đan