TPS ước tính lợi nhuận sau thuế MB tăng 26,6% trong năm 2022

Cập nhật: 11:30 | 03/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Trong báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB) mới đây, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2022 của MB ước đạt 16.736 tỷ đồng, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

TPS ước tính lợi nhuận sau thuế MB tăng 26,6% trong năm 2022
TPS ước tính lợi nhuận sau thuế MB tăng 26,6% trong năm 2022

Cụ thể, TPS dự phóng tổng thu nhập hoạt động của MB trong năm 2022 ước đạt 43.412 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng chi phí hoạt động ước đạt 14.448 tỷ đồng, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí trích lập dự phòng ước đạt 8.048 tỷ đồng, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế (LNST) năm 2022 của ngân hàng dự báo đạt 16.736 tỷ đồng, tăng 26,6% so với cùng kỳ.

Kết quả trên đạt được nhờ vào kỳ vọng hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành ở mức 20,6% trong năm nay nhờ vào phân khúc khách hàng cá nhân và SME.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng huy động từ tiền gửi khách hàng kỳ vọng là 20%/năm. NIM trong năm 2022 dự kiến là 5,3%, tăng nhẹ so với con số năm 2021 là 5,04%, kinh doanh ngoại hối tiếp tục duy trì tăng trưởng cao 58%, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp,…

TPS ước tính lợi nhuận sau thuế MB tăng 26,6% trong năm 2022

Trước đó, MB công bố lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 9.520 tỷ đồng, tăng trưởng gần 49% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại thời điểm cuối quý II, mức tăng trưởng tín dụng của nhà băng này là 14,6%, đã gần tương đương mức hạn mức tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp đầu năm là 15%. Theo theo thông tin của doanh nghiệp, đầu tháng 9/2022 mức tín dụng được cấp thêm 3,2% nâng hạn mức room mới là 18,2%.

Tăng trưởng huy động đạt 8,2% tính từ đầu năm đến cuối quý II (tương đương mức 489.000 tỷ đồng), thấp hơn so với cùng kỳ. Trong đó, tỷ lệ CASA quý II/2022 là 44%, thấp hơn so với mức cuối 2021 là 48% và cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 39%.

Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) của MB tại thời điểm cuối quý II là 1,2%, tăng hơn so với cuối năm 2021 (0,9%) và tỷ lệ nợ nhóm 2-5/ dư nợ cho vay là 2,6%, tăng hơn so với cuối năm ngoái là 2%. Dư nợ tăng mạnh ở tất cả các nhóm nợ xấu, nợ nhóm 2,3,4,5 lần lượt tăng so với đầu năm lần lượt là 45%, 38%, 15%, 123%. Ngân hàng vẫn kỳ vọng sẽ tiếp tục kiểm soát dưới 1,5% trong thời gian tới.

TPS ước tính lợi nhuận sau thuế MB tăng 26,6% trong năm 2022

Nhờ vào hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch, dư nợ tái cơ cấu đã giảm 23,8% còn 3.324 tỷ đồng (chiếm 0,8% dư nợ cho vay). Theo thông tin của ngân hàng khoảng 90% dự nợ tái cơ cấu sẽ hồi phục tốt và không chuyển thành nợ xấu sau khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực tại cuối tháng 6/2022.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa", nhiều mã bị khối ngoại xả mạnh tuần qua

Trong tuần giao dịch cuối tháng 9, ghi nhận tới 26/27 cổ phiếu ngân hàng giảm, trong đó CTG và PGB là hai mã giảm ...

Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn: Điều hành của NHNN hướng đến mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất cho vay

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đoàn Thái Sơn đã trả lời ...

Sự kiện ngân hàng đáng chú ý tuần qua

Trong tuần vừa qua (26/9-2/10/2022) ghi nhận nhiều sự kiện trong ngành ngân hàng được dư luận quân tâm như: Trình phương án tăng vốn ...

Hoàng Hà