TP.HCM: 61 dự án không được quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2020

Cập nhật: 09:40 | 23/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Những vướng mắc về quy định pháp luật chưa kịp tháo gỡ đã khiến cho các dự án đầu tư nhà ở tại TP.HCM ngày càng lận đận.

Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), chưa tính các năm trước đây, chỉ riêng năm 2020, Sở Xây dựng đã chuyển 61 dự án sang Sở Kế hoạch Đầu tư để thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án, nhưng không có dự án nào được Sở Kế hoạch Đầu tư trình UBND Thành phố để ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Nguyên nhân, do vướng mắc về dự án đầu tư, dự án bất động sản, nhà ở có quỹ đất hỗn hợp, trong đó bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, xen kẽ các thửa đất do Nhà nước quản lý trong dự án, nên tình trạng "dậm chân tại chỗ" cứ thế tiếp diễn, mặc cho doanh nghiệp kêu trời không thấu.

3244-tphcm
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, có dự án dù không vướng đất công, nhưng nhà đầu tư “được” Sở Kế hoạch Đầu tư yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần, đến nay Sở vẫn chưa trình UBND Thành phố để ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án, khiến cho doanh nghiệp khó khăn chồng chất.

Điều đáng nói là, hiện nay, các vướng mắc này đã được Luật Đầu tư 2020, Nghị định 148/2020/NĐ-CP xử lý. Do vậy, theo HoREA, Sở Kế hoạch Đầu tư cần sớm giải quyết các hồ sơ dự án đã được Sở Xây dựng chuyển đến để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chứ không thể “ngâm” mãi.

“Để thị trường bất động sản TP.HCM phục hồi và phát triển theo hướng minh bạch, công bằng, lành mạnh và bền vững, thì các vướng mắc trong công tác thực thi pháp luật tại Thành phố cần phải được tháo gỡ triệt để”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA chia sẻ.

Liên quan đến thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư tại Sở Kế hoạch Đầu tư, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cũng đồng tình với HoREA khi cho rằng, nên xem xét thực hiện thủ tục này của tổ chức kinh tế, chỉ cần có “văn bản chấp thuận” của UBND cấp tỉnh cho tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất, để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp tổ chức kinh tế đang thực hiện và chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị quỹ đất cho dự án.

Bởi lẽ, nếu nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất hợp pháp thì được thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP).

Đà Nẵng: Các dự án lớn sẽ được tiến hành đền bù giải tỏa trong năm 2021

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ký Quyết định 476/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch đền bù giải tỏa các ...

Bộ Xây dựng: Tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các dự án ma, lừa đảo

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết thời gian tới sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương tăng cường thanh kiểm tra để ...

Quảng Bình làm đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng

Dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 có tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng. Dự án thành phần 1 - đường ...

Đại Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm