TP. HCM: 196,3 triệu USD vốn FDI vào thị trường bất động sản sau 4 tháng

Cập nhật: 14:59 | 04/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Báo cáo thống kê tình hình kinh tế xã hội TP. HCM từ Cục Thống kê TP. HCM cho thấy, 4 tháng đầu năm 2021, TP. HCM đã giải ngân hơn 6.500 tỷ đồng để đầu tư vào xây dựng. Trong khi đó, 4 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư vào ngành kinh doanh bất động sản là 196,3 triệu USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư toàn thành phố.

4742-vyn-fdi
Ảnh minh họa (nguồn internet)

So với cùng kỳ năm ngoái, tổng vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước tăng 35,5% đạt 18,3% kế hoạch năm 2021. Riêng tháng 4, vốn đầu tư xây dựng hơn 2.50 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng ngân sách.

Vốn đầu tư cấp thành phố ước đạt gần 4.300 tỷ đồng, chiếm 65,9%, so với cùng kỳ tăng 38,2%; cấp quận huyện ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng, chiếm 34,1%, so với cùng kỳ tăng 30,6%.

Cục Thống kê TP. HCM cũng cho biết, tính chung 4 tháng năm 2021, khối lượng giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực tăng hơn cùng kỳ năm trước. Một số dự án đang khởi công như dự án hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ; dự án vệ sinh môi trường (giao đoạn 2); xây dựng mới Trung tâm chuyên sâu sơ sinh (Khối 5B) của Bệnh viện Nhi đồng 1…. Riêng dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh, nối Quận 1 với Quận Bình Thạnh có tổng vốn đầu tư trên 473 tỷ, đã hoàn thành trước ngày 30/4/2021. Đây là dự án chống ngập rất quan trọng, nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông thành phố.

Về dự án đường sắt Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã đạt 85% tiến đô. Dự kiến sẽ đưa vào vận hành kỹ thuật cuối năm 2021 và khai thác thương mại năm 2022; hiện tại, dự án đang được tiếp tục thi công lắp dây cáp điện trên toàn tuyến; đang gấp rút hoàn thiện nhà ga Ba Son vào cuối quý II/2021.

Trong khi đó, dự án tuyến đường sắt Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) dự kiến sẽ khởi công giữa năm 2022. Hiện tại, dự án cơ bản đã hoàn thành giải phóng mặt bằng hiện đang di dời hạ tầng kỹ thuật trên toàn tuyến.

Dù được dự kiến khởi công lại vào ngày 15/4 nhưng đến nay, dự án cầu Thủ Thiêm 2 nối quận 1 với quận 2 vẫn trong tình trạng ngưng trệ do vướng thủ tục pháp lý và vướng giải phóng mặt bằng.

Đáng chú ý, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng vẫn đang tạm ngừng thi công do vướng thủ tục pháp lý; tính chung toàn dự án khối lượng đã đạt trên 91%.

Về tình hình cấp giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn nhà ở hộ dân, Cục Thống kế TP. HCM cũng cho biết, tính đến cuối tháng 3, toàn thành phố đã cấp hơn 8.000 giấy phép xây dựng và sửa chữa lớn, với diện tích sàn 1.400 nghìn m2. Trong đó cấp cho xây dựng mới 7.593 giấy phép, với diện tích 1.346,8 nghìn m2 và 434 giấy phép sửa chữa lớn, với diện tích 53,6 nghìn m2. So với cùng kỳ, số giấy phép giảm 9,9% (-886 giấy phép) và giảm 30,1% về diện tích (-603,3 nghìn m2).

Ở một diễn biến khác, trong 4 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư vào ngành kinh doanh bất động sản là 196,3 triệu USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư.

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào TP. HCM đạt 1,14 tỷ USD, giảm 12,92% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn vốn này bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong đó có 100 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký đạt 360 triệu USD. Vốn đăng ký tập trung chủ yếu ở 2 ngành là thương nghiệp với 46 dự án, vốn đạt 225,1 triệu USD (chiếm 62,5% vốn cấp mới) và ngành kinh doanh bất động sản với 5 dự án, vốn đạt 125,8 triệu USD (chiếm 34,9%). Các quốc gia dẫn đầu nguồn vốn đầu tư gồm Nhật Bản với 210 triệu USD (chiếm 58,3%); Hà Lan với 80,7 triệu USD (chiếm 22,4%) và Singapore với 36,3 triệu USD (chiếm 10,1%).

Tính tổng mức vốn đầu tư theo dạng đối tác, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào thành phố, trong đó Nhật Bản vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư cao nhất là 494,4 triệu USD (chiếm 43,3 %), Singapore 281,6 triệu USD (24,7%), Hàn Quốc 97,7 triệu USD, Hà Lan 82,4 triệu USD, Trung Quốc 40,9 triệu USD...

Đối với dự án điều chỉnh vốn đầu tư có 30 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 403 triệu USD; trong đó, có 1 dự án đến từ nhà đầu tư Nhật Bản hoạt động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo điều chỉnh tăng vốn là 270 triệu USD, chiếm 67% vốn điều chỉnh. Ngoài ra, đối với hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài có 547 trường hợp với tổng vốn đạt 377,6 triệu USD.

Về ngành hoạt động, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về vốn đăng ký với 322 triệu USD, chiếm 28,2%; kế đến là ngành thương nghiệp với vốn đạt 321,2 triệu USD, chiếm 28,1%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 175,4 triệu USD, chiếm 15,4%; giáo dục và đào tạo đạt 30,3 triệu USD, chiếm 2,7%.

Tạo cơ chế thuận lợi để DN Việt tham gia vào chuỗi giá trị cùng DN FDI

Dịch chuyển chuỗi cung ứng hỗ trợ là cần thiết nhưng nếu chỉ có xu hướng này, mang toàn bộ doanh nghiệp vệ tinh vào ...

Việt Nam nhập siêu trong nửa đầu tháng 4/2021

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong nửa đầu tháng 4/2021, Việt Nam đã nhập siêu gần 1,3 tỷ USD hàng hóa.

Hơn 600 triệu USD vốn FDI vào thị trường bất động sản trong quý I/2021

Theo JLL Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong quý I/2021 đạt 10,1 tỷ USD - tăng 18,5% ...

Văn Thắng T/H

Tin liên quan