Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Bộ ba "Bank - Chứng - Thép" cắm đầu lao dốc

Cập nhật: 09:26 | 19/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Thị trường có tuần giảm sâu với gần như tất cả các nhóm ngành lớn đều bị bán mạnh, như ngân hàng, chứng khoán, thép... Chỉ một vài nhóm ngành nổi lên và thu hút dòng tiền giữa cơn bão là điện và nước.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 66,78 điểm (-5,2%), xuống 1.217,3 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 6,6% so với tuần trước lên 78.029 tỷ đồng, khối lượng giảm 3,2% xuống 2.798 triệu cổ phiếu. HNX-Index giảm 26,38 điểm (-8,61%), xuống 280,06 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 16% so với tuần trước lên 10.253 tỷ đồng, khối lượng tăng 3,7% lên 420 triệu cổ phiếu.

2013-co-phieu-top-dau

Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu tiện ích tăng mạnh nhất với các cổ phiếu ngành điện, nước, khí đốt như REE (+9,9%), TDM (+5,2%), BWE (+1,7%), GAS (+12,9%), POW (+7,3%), PC1 (+12,8%), GEG (+10,3%), VSH (+17,3%) ...

Trái lại, nhóm cổ phiếu thép đua nhau giảm sâu với HPG (-8,9%), HSG (-26,8%), NKG (-23,9%), TLH (-22,9%), SMC (-19,1%), POM (-18,5%)... Tiếp theo là nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường ngân hàng với VCB (-2,1%), BID (-6,5%), CTG (-13,1%), TCB (-9,1%), VPB (-9,7%), MBB (-15,3%), ACB (-8,3%), SHB (-9,4%), TPB (-14,1%), MSB (-18,3%), SSB (-9,4%) …

Nhóm cổ phiếu tài chính khác là công ty chứng khoán bị bán tháo với TVB (-30%), VND (-29,6%), VIX (-28%), CTS (-27,9%), SSI (-26%), FTS (-25,9%), BSI (-25,5%), APG (-25,2%), AGG (-22,8%), VCI (-20,6%), HCM (-20,9%), VDS (-17,3%), ORS (-13,9%) …

Trên sàn HOSE, các cổ phiếu tăng tốt nhất ghi nhận đóng góp ba cái tên thuộc nhóm cổ phiếu phòng thủ là điện với VSH, PC1 và GEG. Động lực đến từ nhóm thuỷ điện đã có năm 2021 và các tháng đầu năm 2022 kinh doanh thuận lợi nhờ điều kiện thủy văn tích cực.

Các doanh nghiệp điện được đưa vào nhóm phòng thủ là bởi loại cổ phiếu này thường mang lại cổ tức và thu nhập ổn định cho cổ đông, cũng như có dòng tiền kinh doanh khá ổn định, bất chấp tình hình biến động của thị trường chứng khoán.

Theo giới phân tích, trong các tháng tới, các công ty điện vẫn còn lợi thế như điều kiện thủy văn thuận lợi, năng lượng tái tạo chưa thể vận hành được tối đa công suất đã lắp đặt...

Tuy nhiên, không phải không có rủi ro và thách thức khi chi phí nguyên liệu đầu vào đang tăng cao. Giá than thế giới từ cuối năm 2021 đến ngày 25/5 đã tăng 136%, từ 169,6 USD/tấn lên 400 USD/tấn, ở vùng đỉnh lịch sử kể từ năm 2010 có thể khiến biên lợi gộp của ngành bị thu hẹp.

Ngoài ra, cũng không thể không kể đến một số tên tuổi lớn như bluechip GAS và cổ phiếu bất động sản hiếm hoi tăng ngược chiều nhóm gần đây là HDG. Với GAS thì thông tin mới nhất liên quan đến việc sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 29/6 tới đây để trả cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 30%. Còn HDG cũng là câu chuyện trả cổ tức, nhưng bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 20% trong quý II-quý III/2022.

Bên cạnh đó là sự trở lại mạnh mẽ của ANV với 3 phiên tăng kịch trần liên tiếp từ 14 đến 16/6, sau khi đã điều chỉnh khá mạnh trong hai phiên trước đó.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán đóng góp TVB và VND nằm trong danh sách những cổ phiếu giảm sâu nhất sàn. Nhóm cổ phiếu thị trường, có tính đầu cơ cao như SJF, TGG, FIT, TNT, LDG cũng bị bán tháo ồ ạt trong tuần này.

Đáng kể khác là DIG, với 4 trên 5 phiên giảm sàn và một phiên giảm tới hơn 6,8%. Thông tin mới đáng chú ý và tương đối bất thường về cổ phiếu này là việc trên thị trường đang truyền đi văn bản của DIG gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đề nghị cung cấp danh sách chốt cổ đông của DIG từng ngày từ 31/5 đến 16/6 vừa qua.

2027-co-phieu-tang-manh-1

Trên sàn HNX, cổ phiếu THD bất ngờ trở lại mạnh mẽ, đáng kể là hai phiên tăng trần liên tiếp ngày 15 và 16/6, dù gần đây không có thông tin nào mới đáng chú ý, sau khi ông Nguyễn Đức Thụy đã có thông báo từ khá lâu về việc đăng ký bán thoái vốn hơn 87,4 triệu cổ phiếu THD, tỷ lệ 24,97%.

2041-co-phieu-tang-manh-2

Trên UpcoM, phần lớn các mã tăng, giảm mạnh nhất đều không có diễn biến đáng kể nào, khi chỉ có thanh khoản thấp trong phiên.

Trừ hai cổ phiếu quen thuộc PAS và SBS, khi đều nằm trong số các mã có khối lượng giao dịch cao trong các phiên. Trong đó, SBS đảo chiều mạnh sau khi tuần trước lọt top tăng cao nhất với mức tăng 27,78%.

Câu chuyện của SBS hiện tại liên quan đến việc đổi tên công ty, chuyển trụ sở, do cổ đông lớn Sacombank (STB) đã thoái vốn và có một cổ đông lớn khác nắm chi phối nên phải tiến hành đổi tên cho phù hợp.

2054-co-phieu-tang-manh-3

Ngoài ra là việc SBS hé lộ phương án tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tăng vốn từ 1.227 tỷ đồng lên 2.767 tỷ đồng.

Tuần này, UpCoM còn chào đón tân binh PAT của CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam giá tham chiếu 120.000 đồng trong ngày 17/6 và giá cổ phiếu đã tăng hết biên độ +40% lên 160.000 đồng/cổ phiếu, nhưng cả phiên chỉ có 800 đơn vị khớp lệnh.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

HoSE nhận hồ sơ niêm yết gần 84 triệu cổ phiếu của Xây dựng và Năng lượng VCP

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết 83,8 triệu cổ phiếu Công ty cổ ...

Cổ phiếu LDG "lau sàn" 5 phiên liên tiếp, Đầu tư LDH nói gì?

Cổ phiếu LDG đã trải qua 5 phiên lao sàn liên tục từ 13/6 đến 17/6 và tính rộng hơn từ 7/1 đến 17/6, cổ ...

Điểm mặt 64 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ trên HOSE: TDH bị kiểm soát đặc biệt

Theo quy định, việc bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này, nhà đầu tư sẽ không ...

ĐTCK