Tỉnh Nam Định đề xuất đầu tư xây cảng biển 35.000 tỷ đồng

Cập nhật: 07:10 | 18/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Bến cảng được UBND tỉnh Nam Định đề xuất sẽ hoàn thành giai đoạn mở đầu đến năm 2030, đáp ứng lượng hàng thông qua từ 42,6 - 48,1 triệu tấn. Địa điểm xây dựng cảng là tại khu vực bờ biển huyện Nghĩa Hưng, có vị trí không gian từ cửa Lạch Giang đến cửa Đáy.

Thông qua chủ trương đầu tư xây dựng đường Vành đai 4- vùng Thủ đô Hà Nội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM

0555-cyng-biyn
Ảnh minh họa

Mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã đề nghị Bộ GTVT xem xét bổ sung bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện Nam Định vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 1 giai đoạn đến năm 2020.

Được biết, đề xuất của Nam Định dựa trên cơ sở đề nghị của CTCP Xuân Thiện Nam Định về việc bổ sung các bến cảng chuyên dùng tại huyện Nghĩa Hưng vào hệ thống nhóm cảng biển số 1 và của Sở GTVT Nam Định về việc bổ sung bến cảng chuyên dùng.

Trước đó, UBND tỉnh Nam Định đã nhận được Văn bản số 5828 của Bộ GTVT về việc tham gia ý kiến về đề nghị bổ sung bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện vào Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc.

Theo văn bản, đến năm 2030, bến cảng sẽ đáp ứng lượng hàng thông qua từ 42,6 đến 48,1 triệu tấn. Kết cấu bến cảng thiết kế tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 300.000 DWT, quy mô luồng cho tàu 100.000 DWT (cỡ tàu đến 200.000 DWT, lớn hơn giảm tải và lợi dụng mực nước để hành hải).

Địa điểm xây dựng cảng là tại khu vực bờ biển huyện Nghĩa Hưng, có vị trí không gian từ cửa Lạch Giang đến cửa Đáy.

Diện tích sử dụng đất, mặt nước giai đoạn hoàn thiện dự kiến khoảng 2.303 ha. Trong đó, diện tích đất cảng giai đoạn mở đầu (đến năm 2030 phục vụ các nhà máy thép có công suất 9,5 triệu tấn thành phẩm/năm) khoảng 400 ha.

Giai đoạn hoàn thiện (sau năm 2030), dự kiến diện tích đất cảng mở rộng thêm khoảng 137,3 ha, theo tiến trình đầu tư của các nhà máy thép xanh số 2, 3.

Đối với quy mô bến cảng (đến năm 2030), Nam Định đề xuất quy hoạch 19 bến cảng. Trong đó, có 2 bến tổng hợp, container cho tàu đến 50.000 DWT phục vụ trực tiếp nhập thiết bị trong quá trình thi công và vận hành nhà máy; 1 bến chuyên dùng LNG cho tàu 100.000 - 150.000 DWT; 6 bến chuyên dùng nhập thép phế và hàng khác cho tàu 50.000 - 100.000 DWT; 2 bến nhập than và các loại quặng cho tàu đến 300.000 DWT; 6 bến xuất sản phẩm thép cho tàu đến 50.000 DWT; 2 bến chuyên dùng xuất clinker cho tàu 50.000 - 100.000 DWT, các khu neo đậu chuyển tải, chờ đợi cầu.

Về tiến độ đầu tư, giai đoạn mở đầu dự kiến đưa vào khai thác trước năm 2030 và chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (dự kiến đến năm 2026): Hoàn thành bến tổng hợp, chuyên dùng phục vụ cho giai đoạn 1 nhà máy thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định công suất 1 triệu tấn/năm và nhà máy thép Xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng công suất 2 triệu tấn/năm. Tổng năng lực phục vụ nhập khẩu thiết bị, nhập nguyên nhiên liệu và xuất sản phẩm cho nhà máy thép đến công suất 3 triệu tấn/năm thép thành phẩm.

Giai đoạn 2 (dự kiến đến năm 2027): Hoàn thành tiếp bến cảng chuyên dùng phục vụ cho giai đoạn 2 của nhà máy thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định công suất 5,1 triệu tấn/năm. Tổng năng lực phục vụ nhập khẩu thiết bị, nhập nguyên nhiên liệu và xuất sản phẩm cho nhà máy thép đến công suất 8,1 triệu tấn/năm thép thành phẩm.

Giai đoạn 3 (dự kiến đến năm 2028): Hoàn thành tiếp bến cảng chuyên dùng phục vụ cho giai đoạn 3 của nhà máy thép Xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định công suất 2,4 triệu tấn/năm; tổng năng lực phục vụ nhập khẩu thiết bị, nhập nguyên nhiên liệu và xuất sản phẩm cho nhà máy thép đến công suất 9,5 triệu tấn/năm thép thành phẩm.

Văn bản cũng cho biết tổng vốn đầu tư giai đoạn mở đầu dự kiến khoảng 35.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Công ty Cổ phần Xuân Thiện Nam Định và vốn huy động.

Nguyên Thảo

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm