Tín hiệu nghẽn lệnh quay trở lại, VN-Index có thể bay cao?

Cập nhật: 10:44 | 26/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Sau một năm 2020 đầy sóng gió, sang "năm COVID thứ hai", thị trường tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, VN-Index vượt ngưỡng kháng cự 1.200 điểm. Đây là vùng chỉ số đã đảo chiều giảm sâu chỉ sau một ngày chinh phục được vào tháng 4/2018.

3850-ckd
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Chưa dừng lại ở đó, phiên giao dịch hôm qua (25/5), một lần nữa nhà đầu tư lại bất ngờ khi VN-Index vượt ngưỡng 1.300 điểm nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của dòng cổ phiếu ngân hàng. Trước đó, HNX-Index và VN30-Index băng qua vùng 300 điểm và 1.400 điểm. Đây đều là những đỉnh cao mọi thời đại của các chỉ số này. Đà tăng điểm của thị trường phá tan những lo sợ về hiệu ứng "Sell in May".

Theo thông kê kể từ đầu năm đến nay, VN-Index tăng 204,71 điểm lên 1.308,58 điểm (tương ứng tỷ lệ 18,54%). Khởi sắc hơn, HNX-Index tăng 48,48% lên 301,59 điểm. Trong khi đó, UpCOM-Index tăng 10,02%.

Nhiều hoài nghi tiếp tục xuất hiện sau khi VN-Index chiếm lĩnh cao điểm 1.300.

Theo ông Petri Deryng, người quản lý danh mục của quỹ Pyn Elite Fund (Phần Lan), VN-Index có thể đóng cửa năm 2021 tại 1.500 điểm. Còn về dài hạn, lãnh đạo quỹ ngoại này kiên định với dự báo 1.800 điểm được nhắc đến nhiều lần trước đó.

Cùng với đà tăng của chỉ số trong thời gian qua, không sai khi nói VN-Index đang nhận được sự giúp sức của dòng tiền nội từ những nhà đầu tư cá nhân trong nước.

Trong tháng 3 và tháng 4, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới hàng trăm nghìn tài khoản giao dịch chứng khoán mới. Đây là những con số chưa từng có trong lịch sử. Tính đến cuối tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có hơn 3,14 triệu tài khoản trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước là 3,09 triệu.

Thời điểm hiện nay, nhà đầu tư cá nhân trong nước "chiếm sóng" khi chiếm trên 80% giá trị giao dịch của thị trường. Đáng chú ý hơn, trong 4 tháng đầu năm, khối này bơm vào hơn 1 tỷ USD để hấp thụ hết cổ phiếu từ khối ngoại.

Ghi nhận thanh khoản trong tháng 5, giá trị khớp bình quân trên sàn HOSE đạt 17.759 tỷ đồng (tính đến 25/5). Tính chung trên cả hai sàn và thị trường UpCOM, những phiên giao dịch giá trị tỷ USD trở nên quá đỗi quen thuộc.

Kênh đầu tư thu hẹp vì COVID-19, dòng tiền đổ về chứng khoán

Trả lời báo giới, ông Nguyễn Quang Thương - Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết: "Bước sang năm 2021, với những chính sách quyết liệt, kịp thời, Việt Nam vẫn kiên cường thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhanh chóng tăng trưởng trở lại và được đánh giá là một trong những thị trường có sức chống chịu với đại dịch COVID-19 và phục hồi tốt nhất trên thế giới.

Việc thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ thời gian vừa qua xuất phát từ nhiều yếu tố vĩ mô, cả trong và ngoài nước.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu kép về phòng chống dịch bệnh COVID-19 và tăng trưởng kinh tế, qua đó tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

Bất chấp tình hình dịch bệnh, đa số các doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, riêng năm 2020 ghi nhận 87,1% doanh nghiệp báo lãi. Kinh tế năm 2021 cũng được đánh giá có cơ hội phục hồi cao.

Ngoài ra, mặt bằng lãi suất thấp cũng khiến thị trường chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với tiền gửi. Trong 5 tháng đầu năm 2021, có hơn 482.000 tài khoản được mở mới, là số kỷ lục từ trước tới nay.

Tuy nhiên, do các kênh đầu tư như lãi suất, bất động sản hay vàng đều có dấu hiệu bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh, chứng khoán trở thành kênh đầu tư được ưu tiên. Đó là lý do khiến dòng tiền chứng khoán gia tăng trong thời gian này. Điều này đã trực tiếp gây ra những tín hiệu nghẽn trên thị trường.

Dấu hiệu nghẽn lệnh đang trở lại

Trong những phiên gần đây, sàn HOSE lại xuất hiện hiện tượng nghẽn lệnh về cuối phiên dù đã nâng giới hạn từ 14.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng. Tới đây, câu hỏi tiếp theo là tiền từ đâu đổ vào thị trường?

Nhà đầu tư lại bất an khi xuất hiện 4 phiên nghẽn lệnh liên tiếp ảnh 1

Thanh khoản trên HOSE nhiều phiên tăng vọt từ 21.000 - 23.000 tỷ đồng từ 10/5/2021

Theo ghi nhận, bắt đầu tư phiên đáo hạn phái sinh 20/5/2021 đến nay, khi thanh khoản các phiên trên dưới 23.000 tỷ đồng/phiên, giao dịch trên HOSE tái xuất hiện hiện tượng đơ, nghẽn lệnh/lệnh chập chờn trong phiên chiều.

Trước tình trạng thanh khoản tăng cao, ở nhiều diễn đàn chia sẻ thông tin đã sớm tính toán số lệnh và đo sức mạnh dòng tiền ào ạt vào thị trường, từ đó có dự báo sẽ xuất hiện nghẽn lệnh trong 2 phiên đầu tuần này và điều này đã diễn ra, thậm chí cả trong phiên hôm qua (25/5) khi thanh khoản chỉ hơn 21.000 tỷ đồng.

Tình trạng nghẽn lệnh đa số xuất hiện trước khi bước vào phiên giao dịch khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) khoảng 5 -10 phút nên không quá ảnh hưởng đến giao dịch.

Ghi nhận cảm xúc của các nhà đầu tư cá nhân khi đối diện với 2 phiên nghẽn lệnh cuối tuần trước khá bình thản. Tuy nhiên, thêm 2 phiên nghẽn lệnh đầu tuần này, nhà đầu tư bắt đầu thận trọng hơn trước tình trạng nghẽn lệnh.

Theo nhiều lập luận của nhà đầu tư, thực tế thanh khoản 21.000 - 23.000 tỷ đồng không chỉ xuất hiện ở các phiên nghẽn lệnh mà trong 2 tuần liên tiếp thanh khoản đã duy trì ở vùng cao này, nhưng không hiểu sao hiện tượng nghẽn lệnh bất ngờ xuất hiện trở lại trong 4 phiên liên tiếp gần đây.

Trong Đại hội đồng cổ đông CTCP Chứng khoán SSI diễn ra ngày 22/5, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI cho rằng, năm 2021 là năm phát triển tốt cho TTCK, vì chưa nhìn thấy các rủi ro lớn của khủng hoảng tài chính.

3742-hung
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán SSI

Ngoài ra, lượng tiền chuyển từ tiết kiệm sang chứng khoán lớn tới mức, trước đây khi công ty chứng khoán hết margin thì thị trường ảnh hưởng nhiều nhưng nay kể cả công ty chứng khoán lớn hết margin, phải giảm room margin thì thị trường vẫn tăng, tiền vẫn vào.

Tuy nhiên, để giữ được thị trường từ nay tới cuối năm vẫn tốt, theo ông Hưng, vấn đề hệ thống phải thông suốt, không có gì méo mó, nếu không sẽ rất nguy hại.

Ông Hưng nhìn nhận, nghẽn lệnh là vấn đề nóng bỏng nhất, là một trong các yếu tố làm thị trường tăng trưởng kém hơn trong thời gian qua. Nếu nhìn ở mặt tích cực, thì TTCK tăng nhanh quá so với dự báo ban đầu của những người xây dựng thị trường nên hệ thống chưa đủ sức xử lý hết, và việc khắc phục hệ thống không thể nhanh được.

Còn nhớ thời điểm cuối tháng 3, HOSE có công bố thông tin trên website về việc nghẽn lệnh. Theo đó, từ tháng 12/2020, tại một số phiên giao dịch trên HOSE đã ghi nhận tình trạng một số công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty chứng khoán có nhiều khách hàng, không gửi lệnh được vào hệ thống giao dịch của HOSE trong những phiên giao dịch có thanh khoản lớn. Tình trạng này xảy ra khi có sự gia tăng đột biến số lệnh từ các công ty chứng khoán vào Sở.

Theo thống kê của HOSE, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mới và giá trị giao dịch có sự gia tăng đột biến. Theo đó, trong TOP 20 công ty chứng khoán hàng đầu, có lượng lệnh vào sàn tăng ít nhất là trên 3 lần, bình quân là 5 - 6 lần, cá biệt có một số công ty có số lệnh vào sàn tăng 13 - 18 lần. Số lệnh vào sàn nhiều phiên vượt quá năng lực thiết kế của cả hệ thống, gây hiện hiện tượng quá tải hệ thống.

Giải pháp trước đó được HOSE đề xuất với cơ quan quản lý nhằm giảm bớt số lệnh vào hệ thống là nâng nô giao dịch từ 10 lên 100 chứng khoán. Giải pháp này đã góp phần giảm tải được một phần lệnh vào hệ thống, giúp thanh khoản tăng được 15 - 18% như dự kiến. Tuy nhiên, hiện tượng quá tải hệ thống vẫn chưa xử lý được dứt điểm, nhất là trong các phiên có thanh khoản rất lớn chạm đến mức 15.000 - 16.000 tỷ đồng.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Thị trường tăng nhẹ đầu phiên, cỏ phiếu ngân hàng phân hóa

Bước vào phiên giao dịch ngày 26/5/2021, thị trường chứng khoán biến động có phần thận trọng và các chỉ số bị kéo xuống dưới ...

Techcombank phát hành hơn 6 triệu cổ phiếu giá ưu đãi cho cán bộ nhân viên

Trong đó, hơn 705.000 cổ phiếu được phát hành cho người lao động nước ngoài và hơn 5,3 triệu cổ phiếu còn lại cho người ...

Thêm một doanh nghiệp ngành thép sắp trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%

Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã: VGS) thông qua nghị quyết về thực hiện trả cổ tức bằng ...

Quốc Trung T/H