Tìm hiểu về trái phiếu chuyển đổi, đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Cập nhật: 07:00 | 01/11/2022 Theo dõi KTCK trên

Trái phiếu chuyển đổi là loại tài sản chứng khoán nợ có khả năng chuyển đổi thành chứng khoán vốn cụ thể là cổ phiếu.

Trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond) là loại trái phiếu được phát hành bởi các công ty cổ phần. Người nắm giữ loại trái phiếu này có thể chuyển đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Việc chuyển đổi này được căn cứ và xác định dựa trên tỷ lệ và thời gian khi nhà đầu tư mua trái phiếu.

Trái phiếu chuyển đổi sẽ có mức lãi suất suất cố định và thường thấp hơn so với các loại trái phiếu khác. Điều đặc biệt của trái phiếu loại này là có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu nên có thể tạo cơ hội cho nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao hơn.

Tìm hiểu về trái phiếu chuyển đổi, đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Ví dụ: Công ty X có 1 triệu cổ phần với thị giá là 1.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó công ty này lại phát hành 100 nghìn trái phiếu chuyển đổi có giá là 10.000 đồng/trái phiếu với mức lãi suất là 5%/năm (thấp hơn so với lãi suất ngân hàng). Sau 1 năm thì trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu của công ty X với thị giá tại thời điểm đó là 5.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ 10:1 (1 trái phiếu có thể đổi thành 10 cổ phiếu).

Tóm lại nếu ban đầu nhà đầu tư mua 1.000 trái phiếu của công ty X thì sẽ được hưởng lợi nhuận là 500.000 đồng căn cứ theo mức lãi suất trái phiếu đã thỏa thuận ban đầu là 5%. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty X hoạt động có lợi nhuận, thị trường phát triển và giá cổ phiếu tăng lên 10.000 đồng/cổ phiếu. Khi đó, nhà đầu tư có thể tiến hành chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu. Lúc này, lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ lên đến 5.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với 50 triệu đồng.

Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi có những đặc điểm sau đây:

Tỉ lệ chuyển đổi

Tỉ lệ chuyển đổi thể hiện số lượng cổ phiếu nhận được khi nó được chuyển đổi từ 1 trái phiếu. Tỷ lệ này được công ty ấn định ngay sau khi phát hành trái phiếu đó. Tỷ lệ này thể hiện cho biết mỗi trái phiếu có thể được chuyển đổi thành bao nhiêu cổ phiếu.

Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện dưới dạng tỷ số hay mức giá chuyển đổi. Điều này được xác định cụ thể trong các hợp đồng giao dịch trái phiếu và đi kèm với một số điều kiện khác.

Thời hạn chuyển đổi

Thời hạn này được các công ty phát hành trái phiếu quy định đa dạng, tùy vào quyết định công ty. Có loại chuyển đổi được bất cứ lúc nào và cũng có loại chỉ chuyển đổi được tại một thời điểm nhất định.

Lãi suất của trái phiếu

Giống như những trái phiếu thông thường thì trái phiếu chuyển đổi cũng đem lại những khoản lãi suất định kỳ cho người đầu tư. Dẫu vậy thì mức lãi này sẽ thấp hơn cổ phiếu gốc.

Chuyển đổi bắt buộc

Đây là trường hợp khi giá cổ phiếu cao hơn giá trị mà có có thể đạt tới vào thời gian trái phiếu được thu hồi hay mua lại. Đặc tính này sẽ làm giảm khả năng tăng giá quá cao của trái phiếu chuyển đổi.

Cách định giá trái phiếu chuyển đổi

Các nhà đầu tư cần căn cứ trên cơ sở quyền mua cổ phiếu và giá trị trái phiếu để có thể định giá trái phiếu chuyển đổi chính xác. Công thức định giá cụ thể như sau:

Giá trị trái phiếu chuyển đổi = Giá trị trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi

Cụ thể:

Giá trị của trái phiếu: Là giá trị hiện tại của dòng tiền khi thanh toán cả gốc lẫn lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn. Lãi suất được xác định là lãi suất chiết khấu dựa theo lãi suất thị trường và biên độ rủi ro của tín dụng, quan hệ cung cầu.

Giá trị quyền chuyển đổi: Được hiểu là quyền mua cổ phiếu. Giá trị này sẽ phụ thuộc vào giá cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu giảm thì quyền mua sẽ ít giá trị và lợi nhuận hơn và ngược lại. Bên cạnh đó, giá trị quyền mua cổ phiếu còn phụ thuộc vào mức độ biến động của giá cổ phiếu, thời hạn được thực hiện quyền, mức lãi suất trên thị trường.

Ưu và Nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

Đối với nhà đầu tư

Ưu điểm:

Trái phiếu chuyển đổi cũng có một số đặc điểm tương tự trái phiếu thường, nghĩa là các nhà đầu tư được thanh toán tiền lãi với mức lãi suất cố định. Và thông thường, thu nhập từ lãi suất trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu. Bên cạnh đó, trái phiếu biến đổi này cũng có thể được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn.

Nhà đầu tư nắm giữ loại trái phiếu này sẽ được hưởng các quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty bị thanh lý hay phá sản.

Trong những giai đoạn thị trường chứng khoán tụt dốc, giá thị trường của trái phiếu này thường có xu hướng ổn định hơn giá của các cổ phiếu. Bên cạnh đó, giá trị của loại trái phiếu này sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác trên thị trường.

Khi giá cổ phiếu của công ty phát hành trên thị trường có xu hướng tăng, khả năng chuyển đổi của trái phiếu được cho là sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội sinh lợi nhuận hơn.

Nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc chuyển đổi trái phiếu hay không. Trong lúc thị trường giá cổ phiếu đang giảm, nhà đầu tư có thể lựa chọn không thực hiện quyền chuyển đổi mà đợi đến khi giá cổ phiếu tăng mạnh sau đó thực hiện chuyển đổi để sinh lợi.

Nhược điểm:

So với các loại trái phiếu khác những nhà đầu tư sở hữu loại trái phiếu này sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn.

Do thời gian để một trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu khá dài nên có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro

Trong những trường hợp công ty phải ngừng các hoạt động do hợp nhất, sáp nhập hay giải thể thì các trái chủ sở hữu loại trái phiếu này sẽ bị mất đi đặc quyền chuyển đổi này.

Đối với công ty phát hành

Ưu điểm:

Chi phí khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi thường sẽ thấp hơn so với chi phí, lãi suất khi phát hành trái phiếu thông thường. Việc này giúp tổ chức phát hành loại trái phiếu này có thể giảm thiểu rủi ro hơn.

Phát hành loại trái phiếu này giúp hạn chế rủi ro cho các cổ đông, tăng vốn cổ phần, đồng thời góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp.

Việc phát hành loại cổ phiếu này giúp giá cổ phiếu của doanh nghiệp không bị sụt giảm bởi số lượng cổ phiếu tăng một cách nhanh chóng trên thị trường

So với việc phát hành cổ phiếu, Trước khi trái phiếu được chuyển đổi các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp sẽ không bị giảm thu nhập.

Trong trường hợp việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu thường của doanh nghiệp không thuận lợi, việc phát hành loại trái phiếu này sẽ giúp doanh nghiệp tạo thêm khả năng huy động vốn một cách dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

Do các cổ đông thường có quyền tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra thay đổi trong việc kiểm soát và điều hành công ty.

Khi trái phiếu được chuyển đổi do tăng số cổ phiếu lưu hành nên vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” dẫn đến việc mỗi cổ phần khi đó sẽ đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty.

Vì lợi tức trái phiếu được tính vào phần chi phí nên được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty, còn cổ tức là lấy từ lợi nhuận sau thuế của công ty. Kết quả của việc chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, nghĩa là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Từ đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về khái niệm chỉ số P/E, công thức tính chỉ số P/E

Để các nhà đầu tư có thể lựa chọn được loại cổ phiếu phù hợp, cũng như biết được mình đã đầu tư vào đúng ...

Tìm hiểu về hệ số Alpha, ý nghĩa của hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán

Hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán là một trong những hệ số rủi ro phổ biến nhất, thường được sử dụng trong lĩnh ...

Tìm hiểu về đường EMA, cách sử dụng đường EMA

Đường EMA là một trong những loại đường trung bình động được sử dụng phố biến nhất trong phân tích kỹ thuật, nhiều người vẫn ...

Đại Dương