Tìm hiểu về Mortgage, những điều nhà đầu tư cần biết về Mortgage

Cập nhật: 10:42 | 24/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Mortgage là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính và thể hiện mối quan hệ cho vay và đi vay. Trong mối quan hệ tín dụng, việc cho vay biểu thị qua Mortgage là việc người đi vay dùng tài sản của mình để thế chấp với bên cho vay.

Mortgage là gì?

Mortgage là thế chấp, thể hiện trong quan hệ tín dụng. Cụ thể, người đi vay sử dụng tài sản của mình để thế chấp. Tuy nhiên, người đi vay không thực hiện chuyển giao tài sản này cho bên cho vay.

Hình thức vay thế chấp được quy định cụ thể theo văn bản pháp luật. Theo Bộ luật dân sự 2015:

“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

Tìm hiểu về Mortgage, những điều nhà đầu tư cần biết về Mortgage
Hình minh họa

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp“.

Như vậy, thế chấp tài sản khi đi vay là bên thế chấp sử dụng tài sản của mình (có minh chứng về quyền sở hữu đối với tài sản đó) để đảm bảo về nghĩa vụ với khoản vay. Điểm cần chú ý là bên thế chấp không giao tài sản này cho bên nhận thế chấp. Hai bên sẽ có thể giao cho bên thứ ba có văn bản thể hiện rõ để họ lưu giữ tài sản thế chấp.

Đặc điểm Mortgage

Không có sự chuyển giao trạng thái của tài sản mà chỉ chuyển giao cho ngân hàng bộ giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu về tài sản đó. Trong thời gian thế chấp tài sản, bên thế chấp có quyền sử dụng tài sản đó.

Tài sản dùng trong thế chấp chủ yếu là bất động sản, các phương tiện giao thông cơ giới, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh...

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản, có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Tài sản thế chấp có thể là tài sản được hình thành trong tường lai.

Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định về thế chấp quyền sử dụng đất tại Bộ luật dân sự, luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tài sản thế chấp do bên thể chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Phân loại Mortgage

Căn cứ dựa trên nội dung:

Thế chấp pháp lý

Đây là hình thức người đi vay ký thỏa thuận chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng trong trường hợp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Đến kỳ hạn thanh toán khoản vay mà người thế chấp không đủ khả năng chi trả, ngân hàng có thể căn cứ vào thỏa thuận đã ký để bán hoặc cho thuê tài sản. Trong trường hợp này, ngân hàng có quyền quyết định xử lý tài sản mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng. Đồng thời ngân hàng cũng có toàn quyền sử dụng số tài sản đó mà không phải lo sợ bị các chủ nợ khác cùng tham gia.

Thế chấp công bằng

Đây là hình thức người đi vay chỉ đưa cho ngân hàng nắm giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Khi đến kỳ hạn thanh toán khoản vay mà người thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng phải dựa trên cơ thỏa thuận với người đi vay trước đây để xử lý tài sản. Trong trường hợp này, tài sản thế chấp có thể sẽ bị các chủ nợ khác phân chia chiếm hữu. Ngân hàng muốn thu nợ cũng không được tự phát mại tài sản mà phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Căn cứ trên số lần thế chấp:

Thế chấp thứ nhất: Là việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho món nợ thứ nhất hay thế chấp cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại.

Thế chấp thứ hai: Là hình thức thế chấp trong đó người đi vay sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản vay thứ nhất được bảo đảm bằng tài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai, thứ ba,… thứ n.

Căn cứ vào tính chất tài sản:

Thế chấp toàn bộ: Các phần phụ cũng đều thuộc tài sản thế chấp

Thế chấp một phần: Dùng một phần tài sản để thế chấp. Trong trường hợp có phần phụ thì phần phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận.

Căn cứ vào nguồn gốc của tài sản thế chấp:

Thế chấp trực tiếp: Tài sản thế chấp chính là tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng.

Thế chấp gián tiếp: Tài sản thế chấp và tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng là hoàn toàn khác nhau.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu lãi suất coupon, cách xác định lãi suất coupon

Ngoài cổ phiếu thì trái phiếu cũng là hình thức đầu tư được nhiều người lựa chọn. Lãi suất trái phiếu là một yếu tố ...

Tìm hiểu vai trò của công ty chứng khoán

Sự ra đời của các công ty chứng khoán đã mang đến nhiều thay đổi cho thị trường chứng khoán Việt Nam và đóng góp ...

Tìm hiểu về Force-sell, đầu tư thế nào để tránh bị Force Sell?

Force Sell là trạng thái tài khoản Margin chứng khoán của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu theo ...

Đình Trọng