Tiền điện tử, Bitcoin và lo ngại về việc thay thế tiền pháp định

Cập nhật: 09:55 | 26/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác là các phiên bản kĩ thuật số của tiền tệ, nhưng sự ra đời và phát triển của chúng không nhằm mục đích tạo nên một xã hội không dùng tiền mặt.

Nhiều người đã lầm tưởng rằng những người ủng hộ tiền điện tử vì họ đang hướng đến việc xây dựng một xã hội không tiền mặt, nhưng mối lo ngại này là không đáng có.

Trên thực tế, các quốc gia và hiệp hội ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm in ấn, quản lí tiền tệ pháp định. Hệ thống tiền tệ thế giới hiện nay gắn liền với thể chế chính trị và thường phải đối mặt với tình hình lạm phát.

Tiền điện tử không nhằm mục đích tạo nên một xã hội không dùng tiền mặt

Đối với hầu hết những người ủng hộ tiền điện tử, họ chỉ đơn giản là ủng hộ một loại tiền tệ kĩ thuật số có những giá trị và ưu điểm nhất định, có thể đầu tư và giao dịch để sinh lời chứ không phải họ muốn loại bỏ tiền mặt.

Ngoài những vấn đề như lạm phát thì bản thân tiền tệ pháp định có rất nhiều ưu điểm, phục vụ tất cả các khía cạnh của đời sống, kinh tế và xã hội.

Trong khi đó, với các loại tiền điện tử như Bitcoin, mọi người có thể tạo ra rất nhiều các loại công cụ trái phiếu ẩn danh. Tài sản kĩ thuật số có thể được bảo vệ trong những tài khoản an toàn, dễ nhớ và gắn với các khóa riêng tư của chúng.

Bất kì lượng tiền điện tử nào, chẳng hạn như tài sản tiền điện tử trị giá hàng tỷ USD cũng đều có thể được lưu trữ dưới dạng ghi nhớ.

4735-longaitiendientu
Tiền điện tử là một hình thức đầu tư không nhằm thay thế tiền mặt (Nguồn: bitcoin.com)

Điều này có nghĩa là nhà đầu tư có thể giấu 1 tỷ USD trong các ví tiền điện tử. Trên thực tế, Bitcoin cũng có thể được in trên giấy, kim loại hoặc nhựa như một loại công cụ tiền mặt nhưng điều này là không cần thiết.

Tài sản vàng hay tiền mặt có thể khá cồng kềnh để mang theo mọi lúc mọi nơi. Giả sử bạn muốn đi du lịch thì cũng không thể nhẹ nhàng, thoải mái nếu phải mang theo một vali chứa hàng trăm triệu đồng. Bạn sẽ phải cảnh giác, bảo vệ và đề phòng nguy cơ trộm cướp.

Trong khi đó, với tiền điện tử, tất cả những gì bạn cần là một tài khoản ví tiền điện tử, mật khẩu và các thông tin bảo mật liên quan. Bạn cũng có thể đưa những mật khẩu, thông tin đó cho các thành viên trong gia đình như một hành động chuyển giao tài sản hoặc cho, tặng.

Ưu thế của tiền điện tử

Nhìn chung, ưu điểm của tiền điện tử là sự tiện lợi, dễ giao dịch và dễ tích trữ, bảo vệ bằng các công cụ mật mã. Theo cách đánh giá tích cực thì mọi người có thể xem tiền điện tử như một dạng tiền mặt tiên tiến và nó không hề mang ý nghĩa "chống tiền mặt".

Tiền điện tử chỉ ra đời dựa trên nhu cầu giao dịch và đầu tư thực tế, sáng tạo, tiến bộ, đặc biệt được ưa chuộng trong những thời điểm xảy ra nhiều biến động kinh tế, thương mại, dịch bệnh và thiên tai, khi mà người ta muốn giữ cho tài sản của mình an toàn hơn.

Với nhiều chuyên gia tài chính và nhà đầu tư thì bitcoin, loại tiền điện tử phổ biến và uy tín nhất thậm chí được xem là "hàng rào chống lạm phát" hay một loại vàng kĩ thuật số.

Ở một cái nhìn toàn cảnh hơn, tiền tệ kĩ thuật số chỉ đơn giản là một hình thức kiếm tiền tốt hơn, nhanh hơn ở qui mô toàn thế giới. Có thể trong thời điểm hiện tại, nhiều người vẫn chưa hiểu ra điều đó nhưng trong tương lai, nhận thức của mọi người sẽ dần thay đổi.

Những người ủng hộ tiền điện tử đang kiếm lợi nhuận, họ không cố gắng thúc đẩy một xã hội không dùng tiền mặt.

Trong thời điểm nền kinh tế có những biến động lớn vì đại dịch COVID-19, tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vì chúng có thể giảm thiểu rủi ro và hạn chế nguy cơ thua lỗ.

Giá Bitcoin hôm nay 26/8: Thị trường đỏ lửa, Bitcoin rớt thảm giá

Sáng ngày 26/8, thị trường tiền ảo toàn cầu ngập trong sắc đỏ. Đồng Bitcoin rớt giá thế thảm.

Bitcoin - "cổ phiếu công nghệ" trong đại dịch COVID-19

Một bài viết trên Forbes cũng đã nhận định sự tăng trưởng nhanh của Bitcoin không khác gì với các cổ phiếu công nghệ trong ...

Tiền mã hóa cần một chỗ đứng trong nền kinh tế

Pháp luật Việt Nam chưa có khung pháp lý chính thức, rõ ràng về tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã ...

Linh Đan

Tin liên quan