Thoái vốn tại HNG, Bầu Đức có thể làm "đẹp" báo cáo tài chính của HAGL?

Cập nhật: 09:56 | 29/12/2020 Theo dõi KTCK trên

CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HOSE: HAG) vừa công phương án giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty nông nghiệp HAGL Agrico (HNG) nhằm cơ cấu các khoản nợ chưa trả...

Trước đó, trung tuần tháng 11 vừa qua, Bầu Đức cũng đã hoàn tất bán ra 35 triệu cổ phiếu HAG theo phương thức thoả thuận. Thời gian giao dịch từ ngày 13 - 16/11/2020 qua đó thu về hơn 159 tỷ đồng từ thương vụ trên. Theo đó, bầu Đức đã giảm sở hữu tại HAGL từ mức 40,62% vốn (tương đương 377 triệu cổ phiếu) xuống còn 36,85% vốn (tương đương 342 triệu cổ phiếu). Mục đích bán ra cổ phiếu cũng nhằm làm tài sản đảm bảo tái cơ cấu khoản vay.

Theo đó, "Bầu" Đức sẽ bán ra 47,5 triệu cổ phần HNG qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ mức 40,83% vốn xuống còn 36,55% vốn tại công ty nông nghiệp này. Giao dịch thực hiện thông qua phương thức thoả thuận, thời gian từ ngày 31/12/2020 - 29/1/2021.

Trên thị trường, cổ phiếu HNG đang giao dịch tại mức 14.200 đồng. Tạm tính theo thị giá, HAGL dự thu về 674,5 tỷ đồng.

2111-hng
Thị giá cổ phiếu HNG đầu phiên sáng ngày 29/12

Lãnh đạo tập đoàn cho biết, số tiền thu về từ việc thoái một phần vốn HNG sẽ được dùng cho việc cơ cấu lại khoản nợ tại các ngân hàng.

Tình hình kinh doanh của HAG và HNG đến hết quý III/2020:

3107-hag 3210-hn
HAG HNG

Sau quý III/2020, tình hình nợ tại cả HAG và HNG trở nên khá nghiêm trọng khi cả 2 doanh nghiệp này đều lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Về kinh doanh nghiệp, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu HAGL tăng 47% lên 2.184 tỷ đồng. Trừ các chi phí; công ty lỗ luỹ kế 9 tháng hơn 622 tỷ - cải thiện so với con số lỗ ròng 9 tháng năm ngoái là 1.463 tỷ đồng.

Phía HNG ghi nhận luỹ kế 9 tháng đạt 1.766 tỷ doanh thu - tăng hơn 37% (chủ yếu nhờ công tác bán trái cây thuận lợi trong quý I/2020). Bước sang quý II, giá bán không cao như kỳ vọng kéo đà tăng giảm, một phần còn do áp lực từ COVID-19.

Theo kỳ vọng ban lãnh đạo, cao điểm kinh doanh sẽ rơi vào quý cuối năm. Trừ các chi phí, HAGL Agrico lỗ ròng 339,5 tỷ đồng - chỉ còn bằng 1/5 con số cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến ngày 30/9/2020, tổng tài sản của HAGL ghi nhận gần 42.078 tỷ đồng - tăng 9% so với đầu năm.

Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 35% lên hơn 6.186 tỷ đồng. Dư nợ phải trả hiện vào mức 26.346 tỷ đồng - tăng 21% (chủ yếu tăng 40% nợ vay ngắn hạn và tăng 10% nợ vay dài hạn); vốn điều lệ công ty mẹ chỉ hơn 15.700 tỷ đồng...

Tính đến 30/9/2020, báo cáo tài chính của HAG đang có 18.539 tỷ đồng nợ vay bao gồm 5.147 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 13.392 tỷ đồng nợ vay dài hạn; con số này bao gồm cả nợ của HNG do đang được hợp nhất vào báo cáo nhưng sẽ được loại trừ khoản cho vay nội bộ giữa HAG và HNG.

Như vậy, ước tính sơ bộ sau khi thoái vốn, thu hồi nợ và không còn hợp nhất với HNG, dư nợ của HAG sẽ giảm được khoảng 10.000 tỷ đồng.

Mới đây, HĐQT HAGL đã thông qua Nghị quyết về việc chuyển đổi số dư nợ phải thu của Chăn nuôi Gia Lai với số tiền gần 5.866 tỷ đồng thành 587 triệu cổ phần (tương ứng 88,03% vốn tại Chăn nuôi Gia Lai).

Hiện cả HAG và HAGL Agrico đều đang được quan tâm bởi kế hoạch phát hành tăng vốn mới trong thời gian tới. Nhiều câu hỏi liên quan đến tỷ lệ sở hữu của bầu Đức cũng như THACO, hoặc cổ đông mới (nếu có) tại HNG sau phát hành được đặt ra.

4632-han
Diễn biến cổ phiếu HAG (Nguồn Tradingview)

Trên thị trường, cặp đôi HAG – HNG cũng biến động mạnh (Lúc 9h40 - phiên sáng ngày 29/12 lần lượt đạt 5.400 đồng và 14.200 đồng) và thị giá đang trong xu hướng tăng với thanh khoản đột biến. Tuy nhiên, cả 2 mã này hiện vẫn đang nằm trong diễn cảnh báo trên HOSE.

Mới đây, HĐQT HAGL Agirco đã hủy lịch chốt danh sách lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư để tăng vốn điều lệ. Thay thế cho kế hoạch này, công ty sẽ tổ chức cuộc họp ĐHCĐ bất thường và bàn phương án tăng vốn sẽ bị lùi sang tháng 1/2021 thay vì tháng 12 năm nay.

Hiện, phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn chưa được công ty công bố cụ thể. Vốn điều lệ HAGL Agrico tính đến 30/9 là 11.085 tỷ đồng.

Nếu HNG phát hành tăng vốn thành công và trở thành công ty liên kết hay khoản đầu tư tài chính của HAG thì sự cải thiện kết quả kinh doanh của HNG cũng sẽ giúp báo cáo tài chính của HAG “đẹp” hơn rất nhiều.

Trong trường hợp đối tác và HAG thương thảo thành công để mua lại toàn bộ/phần lớn số vốn còn lại của HAG tại HNG sau phát hành, lợi ích đầu tiên là HAG có thể ghi nhận khoản lãi từ thoái vốn. Tuy vậy, con số này sẽ không lớn bởi lẽ giá trị đầu tư hạch toán trên báo cáo tài chính công ty mẹ của HAG đến cuối quý III/2020 là 4.503 tỷ đồng trong khi giá trị chuyển nhượng thương thảo theo đồn đoán ở mức 4.600 tỷ đồng (với 452,6 triệu cổ phiếu HNG mà HAG đang nắm giữ, giá trị chuyển nhượng ước tính trên mỗi cổ phiếu tương đương mệnh giá).

Lợi ích lớn nhất mà HAG có được sẽ là số tiền thu về ước tính vào khoảng 7.000 tỷ đồng (bao gồm thu hồi khoản vay hơn 2.100 tỷ đồng và chuyển nhượng cổ phần 4.600 tỷ đồng) sẽ giúp HAG giải quyết bài toán dòng tiền trả nợ, làm báo cáo tài chính sạch hơn.

Điểm tin giao dịch cổ phiếu mới nhất ngày 29/12

Những thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như HDB, HCM, HPG, JVC,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt ...

Khuyến nghị chốt lời cổ phiếu OGC (Tập đoàn Đại Dương) tại mức 8.400 đồng

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của cổ phiếu OGC nằm tại khu vực xung quanh mức 7.200 đồng. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu ...

Cổ phiếu du lịch BTV tiếp đà bật tăng sau 6 phiên trần

Kết phiên giao dịch ngày 28/12, cổ phiếu BTV của CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành - BenThanh Tourist (UpC)M: BTV) dù không giữ ...

Hữu Dũng

Tin liên quan