Thị trường xuất khẩu gạo Việt tiếp tục lao dốc

Cập nhật: 09:39 | 14/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo số liệu của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 ước giảm 11,3% xuống 750.000 tấn, với giá trị xuất khẩu cũng giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 406 triệu USD.

Bảng giá xe Honda Air Blade 2021 mới nhất giữa tháng 6/2021 tại khu vực miền Nam

Giá xăng dầu hôm nay 14/6/2021: Giá dầu có xu hướng tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay 14/6/2021: Chưa có biến động mới

Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm còn 480 - 485 USD/tấn vào tuần trước từ mức 485 - 490 USD. Một thương nhân tại TP HCM cho biết dù giá gạo của Việt Nam đã giảm nhẹ, người mua vẫn tìm tới các nhà xuất khẩu Thái Lan vì họ mời chào với mức giá thấp hơn. Phí vận chuyển cao tiếp tục khiến các nhà xuất khẩu không muốn ký hợp đồng mới, các thương nhân cho biết.

Số liệu của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 ước giảm 11,3% xuống 750.000 tấn, với giá trị xuất khẩu cũng giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 406 triệu USD.

Trong giai đoạn này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 493 USD/tấn vào đầu tháng và duy trì mức giá này cho tới hết tháng.

Giá gạo Thái Lan tăng nhưng vẫn cạnh tranh hơn gạo Việt

Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái tăng từ 457 - 468 USD/tấn của tuần trước nữa lên 455 - 484 USD/tấn vào tuần trước, với các thương nhân cho biết nguyên nhân chính khiến giá tăng là phí vận tải cao hơn dù nhu cầu vẫn thấp.

"Thị trường đang khá trầm lắng, chủ yếu do phí vận tải cao và tình trạng thiếu tàu", một thương nhân có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan) cho biết.

Ngoài ra, đồng baht Thái tăng nhẹ so với đồng USD thời gian gần đây cũng góp một phần nhỏ vào sự gia tăng của giá gạo. Dù gia tăng nhưng giá gạo Thái vẫn cạnh tranh hơn so với giá gạo Việt Nam.

3811-xuatkhaugao
Ảnh minh họa

Tại nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm đã giảm còn 379 - 383 USD/tấn vào tuần trước, từ mức 382 - 388 USD, chủ yếu là do đồng rupee mất giá.

B.V. Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, cho biết diện tích trồng lúa được kỳ vọng sẽ tăng cao hơn vì chính phủ đã nâng giá hỗ trợ tối thiểu đối với gạo và gió mùa dự kiến sẽ mang lại lượng mưa trung bình.

Hôm 9/6, Ấn Độ đã tăng giá thu mua các loại gạo phổ biến trong vụ mới từ nông dân địa phương thêm 3,9% lên 19,40 rupee/kg.

Quốc gia láng giềng Bangladesh, trước đây là nhà sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, đã đặt mục tiêu thu mua 1,8 triệu tấn gạo trong vụ thu hoạch hiện tại để tăng dự trữ trong nước, vốn đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm nay.

Trong khi đó, giá nội địa của mặt hàng chủ lực đã tăng trở lại trong tuần này. Nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng là do việc thúc đẩy dự trữ, các quan chức Bangladesh cho biết.

USDA: Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể đạt kỷ lục mới 17 triệu tấn trong năm 2021

Trong báo cáo tháng 6/2021 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan này đã nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 của Ấn Độ lên mức kỷ lục mới là 17,0 triệu tấn, tăng 16,8% (2,44 triệu tấn) so với năm 2020 và cao hơn gần 3 lần nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới là Việt Nam.

Vào tháng 3/2021, Ấn Độ cũng ghi nhận kỷ lục xuất khẩu hàng tháng mới với gần 2,5 triệu tấn, kết quả là đã có hơn 6 triệu tấn gạo đã được Ấn Độ xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong quý đầu tiên của năm 2021.

Tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ đến từ nhu cầu mạnh mẽ hơn từ các nước láng giềng và các nước ở châu Phi cận Sahara, cũng như sự xuất hiện của những người mua mới như Trung Quốc và Việt Nam.

Trong đó, Bangladesh đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ, với khối lượng nhập khẩu gần 900.000 tấn trong quý đầu tiên của năm 2021.

Chính phủ Bangladesh đã giảm thuế nhập khẩu gạo để hạn chế mức giá tăng cao tại thị trường trong nước. Nhập khẩu gạo của Bangladesh được dự báo sẽ đạt 1,5 triệu tấn vào năm 2021, tăng rất mạnh so với mức chỉ 20.000 tấn vào năm 2020.

Nhập khẩu gạo của nước láng giềng Nepal cũng được cho là sẽ cao hơn do nhu cầu đang gia tăng. Xuất khẩu của Ấn Độ cũng đã mở rộng sang Senegal và một số nước châu Phi khác với giá cả cạnh tranh.

Ngoài ra, Trung Quốc gần đây đã tiếp cận gạo Ấn Độ đối với gạo non basmati. Theo đó, Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu gạo từ Ấn Độ lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, với gần 300.000 tấn trong quý đầu tiên của năm 2021.

Cũng trong quý đầu tiên của năm 2021, Ấn Độ thậm chí còn xuất khẩu gần 250.000 tấn gạo đến Việt Nam, nhà cung cấp gạo lớn thứ hai thế giới.

Theo USDA, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã được hỗ trợ bởi nguồn cung dồi dào với các vụ mùa bội thu liên tiếp. Bởi vậy, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới luôn duy trì giá cả cạnh tranh và cơ sở hạ tầng xuất khẩu được cải thiện có khả năng vận chuyển gạo với số lượng lớn.

Trong khi đó, các nhà cung cấp lớn khác như Việt Nam và Thái Lan phải đối mặt với sự sụt giảm nguồn cung và nhu cầu trong nước tăng mạnh. Các quốc gia này cũng đã phải đối mặt với tình trạng thiếu container trên toàn thế giới, gây ra sự chậm trễ và tăng chi phí.

Ấn Độ đã tăng năng lực xuất khẩu bằng cách sử dụng các cảng nước sâu, nơi các nhà xuất khẩu có thể tận dụng vận chuyển với số lượng lớn.

Về triển vọng năm 2022, USDA dự báo Ấn Độ sẽ vẫn duy trì nguồn cung dồi dào nhưng xuất khẩu của nước này dự kiến sẽ giảm xuống mức vừa phải là 15,5 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu thấp hơn từ Bangladesh.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm