Thị trường phái sinh có phải là một chỉ báo cho thị trường cơ sở?

Cập nhật: 16:55 | 29/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một đợt điều chỉnh mạnh 20% với dòng tiền được chuyển dịch mạnh từ thị trường cơ sở sang thị trường phái sinh. Trong quá trình giảm điểm này, có rất nhiều phiên giao dịch mà thị trường phái sinh đóng cửa với điểm số thấp hơn thị trường cơ sở.

Câu hỏi đặt ra là liệu thị trường phái sinh có phải là một chỉ báo chính xác cho thị trường cơ sở trong ngắn hạn hay không? Hãy cùng chúng tôi nhìn lại lịch sử để tìm kiếm câu trả lời.

Do đặc thù của thị trường chứng khoán Việt Nam thường chỉ giao dịch các hợp đồng phái sinh kỳ hạn một tháng, bài viết dưới đây tập trung nghiên cứu về chênh lệch (“Basis”) và biến động của thị trường cơ sở sau một khoảng thời gian ngắn từ 1 đến 20 phiên giao dịch trong giai đoạn 2018 -2022.

Để làm rõ, Basis là chênh lệch giữa giá đóng cửa của thị trường phái sinh VN30 kỳ hạn 1 tháng và giá đóng cửa của thị trường cơ sở (Chỉ số VN30). Basis âm được hiểu rằng thị trường phái sinh đóng cửa cuối phiên thấp hơn thị trường cơ sở và basis dương khi thị trường phái sinh đóng cửa cao hơn thị trường cơ sở.

Thị trường phái sinh có phải là một chỉ báo cho thị trường cơ sở?

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi như sau:

Thống kê biến động và xác suất tăng giá của VN30 trong khoảng thời gian ngắn từ 1 đến 3 phiên giao dịch với từng khoảng basis

Thị trường phái sinh có phải là một chỉ báo cho thị trường cơ sở?
Nguồn: TCData, TCBS tổng hợp
Nguồn: TCData, TCBS tổng hợp

Nhìn vào Hình 1, chúng ta có thể rút ra kết luận:

+) Khi xuất hiện basis âm, xác suất tăng giá và giảm giá của VN30 sau T+1 và T+3 là khá cân bằng ( quanh ngưỡng 45-55%). Điều này có nghĩa basis âm không phải là một chỉ báo có tính chính xác cao là thị trường cơ sở sẽ giảm điểm sau T+1 và T+3. Cụ thể:

- Khi basis âm trong khoảng từ -10 đến 0, xác suất tăng giá của VN30 là 56% và xác suất giảm giá là 44% sau T+1. Xác suất tăng giá có cao hơn không đáng kể ở mức 57% sau T+3.

- Khi basis âm trong khoảng từ -20 đến -10, xác suất tăng giá của VN30 là 53% và xác suất giảm giá là 47% sau T+1. Xác suất tăng giá có cao hơn không đáng kể ở mức 57% sau T+3.

- Khi basis âm <-20 điểm, VN30 có xác suất tăng giá là 58% sau T+1 nhưng chỉ khoảng 46% sau T+3, nhìn chung không có sự chênh lệch quá lớn với xác suất tăng giá và giảm giá.

+) Khi xuất hiện basis dương, điều thú vị là VN30 có xác suất tăng giá khá cao sau T+1 và T+3 khi basis> 20 điểm. Cụ thể:

- Khi basis < 20 điểm, xác suất tăng giá và giảm giá của VN30 trong T+1 và T+3 là khá tương đồng (khoảng 45-55%).

- Khi basis > 20 điểm, VN30 có xác suất tăng giá khá cao với 71% tăng giá sau T+1 và 86% tăng giá sau T+3. Đặc biệt VN30 cũng tăng khá mạnh, trung bình 1,7% sau 3 phiên giao dịch khi basis > 20 điểm.

Điều này cho thấy basis dương chỉ có thể là một chỉ báo tương đối chính xác cho thị trường cơ sở khi basis >20 điểm.

Thống kê biến động và xác suất tăng giá của VN30 trong khoảng thời gian ngắn từ 10 đến 20 phiên giao dịch với từng khoảng basis

Thị trường phái sinh có phải là một chỉ báo cho thị trường cơ sở?
Nguồn: TCData, TCBS tổng hợp
Nguồn: TCData, TCBS tổng hợp

Từ kết quả của Hình 2, với một khoảng thời gian dài hơn, kết luận cũng khá tương đồng, cụ thể:

- Khi xuất hiện các basis âm nhỏ hơn 20 điểm, VN30 có xác suất tăng giá và giảm giá gần tương tự nhau sau T+10 và T+20

- Khi xuất hiện các basis âm lớn hơn 20 điểm, VN30 có xác suất tăng giá lên đến 80% và 88% sau T+10 và T+20, điều này cho thấy các nhà đầu tư cũng không nên quá bi quan rằng thị trường sẽ giảm giá khi xuất hiện basis âm hơn 20 điểm.

- Khi xuất hiện basis dương trong khoảng 0-20 điểm, VN30 có xác suất tăng giá cao hơn giảm giá nhưng không đáng kể.

- Khi xuất hiện basis dương >20 điểm, VN30 có xác suất tăng giá khá mạnh với 71% tăng giá sau 20 phiên giao dịch với mức tăng trung bình 4,7%.

KẾT LUẬN

- Khi basis dương > 20 điểm, thị trường phái sinh có thể là một chỉ báo tương đối chính xác trong ngắn hạn cho một xu hướng tăng, trong các trường hợp còn lại xác suất thị trường tăng/giảm trong ngắn hạn khá tương đồng nhau và thị trường phái sinh không có ý nghĩa nhiều cho việc dự báo thị trường cơ sở.

- Nhà đầu tư nên sử dụng chứng khoán phái sinh như một công cụ phòng vệ thay vì sử dụng như một công cụ tìm kiếm lợi nhuận.

Tìm cơ hội trong dòng chảy thông tin

Với các nhà đầu tư chứng khoán, thông tin luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu và trong “biển” thông tin như hiện nay, ...

Định giá hấp dẫn, nhóm ngành nào vào "tầm ngắm" của nhà đầu tư tổ chức

VN-Index vẫn trong xu hướng giảm điểm, nhiều cổ phiếu tốt rơi vào tình trạng bán mạnh do tâm lý hoảng loạn của nhà đầu ...

Chiến lược phòng thủ thời bão lạm phát

Nguy cơ lạm phát đang khiến nhiều nhà đầu tư quan ngại, tuy nhiên, Việt Nam có khả năng kiềm chế lạm phát, trong khi ...

Tổng hợp từ nguồn TCBS