Thị trường heo hơi quý III/2021: Giá heo hơi đối mặt với nhiều thách thức

Cập nhật: 10:17 | 21/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Nguồn cung tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phục hồi gần như bằng với trước khi dịch bệnh diễn ra bùng phát làm giảm nhu cầu nhập khẩu của nhà tiêu thụ hàng đầu thế giới đồng thời và khiến nguồn cung thịt heo thế giới tăng cao. Quý III/2021, giá heo toàn cầu có xu hướng giảm dưới tác động của sự phục hồi đàn heo sau khủng hoảng dịch tả heo châu Phi (ASF) tại Trung Quốc.

Cập nhật giá xe SH 2021 mới nhất cuối tháng 10/2021 tại Hà Nội

Xuất khẩu tôm sang Mỹ khởi sắc trong bối cảnh thị trường EU ảm đạm

Giá tiêu được dự báo có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg cuối năm 2021?

I – Thị trường heo thế giới

1. Sản xuất

Hội đồng Chăn nuôi neo Canada (CPC) cho biết trong tuần tính đến ngày 25/9, lượng heo giết mổ của Mỹ, nhà sản xuất thịt theo lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống gần 2,6 triệu con. Vì vậy sản lượng thịt heo cũng giảm 2,9% xuống 539 triệu pound (244.486 tấn). Trọng lượng trung bình của heo cũng giảm 1,9% trong giai đoạn này xuống 209 pound (tương đương 94,8kg).

Theo Uỷ ban Phát triển Nông nghiệp và Trồng trọt Anh (AHDB), đầu tháng 9, tổng đàn heo của Mỹ đạt 75,4 triệu con, giảm 4% so với năm ngoái, nhưng tăng 1% so với tháng 6. Trong đó, đàn heo nái giảm 2% xuống 6,19 triệu con, trong khi số heo sạch được sinh trong giai đoạn tháng 6 – tháng 8 giảm 6% xuống 33,9 triệu con.

CPC cũng cho biết trong tuần tính đến ngày 25/9, lượng heo giết mổ tại Canada đã giảm nhẹ 0,3% xuống 436.020 con. Tuy nhiên, sản lượng thịt heo lại vẫn tăng 3,8% lên 47.150 tấn vì trọng lượng móc hàm tăng 4,1% lên 108,14kg.

Lũy kế đến ngày 25/9, quốc gia này đã giết hơn 15,2 triệu con heo, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng sản lượng trong giai đoạn này vẫn tăng 1% nhờ trọng lượng heo móc hàm tăng 3,4% lên 107,87kg.

Về tình hình dịch ASF, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cho biết Haiti đã ghi nhận trường hợp nhiễm dịch ASF đầu tiên trong 37 năm, dấy lên lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh tại châu Mỹ. Một cơ sở ở Anse-à-Pitre, gần biên giới Haiti với Cộng hòa Dominica, đã bùng dịch bắt đầu vào ngày 26/8.

Bộ Nông nghiệp nhận định phát hiện này là điều đáng tiếc nhưng không đáng ngạc nhiên do các trường hợp lây nhiễm gần đây ở Cộng hòa Dominicana. Cơ quan này đang tham khảo ý kiến của các quan chức thú y ở cả hai nước.

2. Diễn biến giá

Theo trang Genesus, tính tới ngày 30/9, Philippines đã vươn lên vị trí dẫn đầu, vượt qua Việt Nam và Trung Quốc, với giá heo hơi trung bình cả nước lên tới hơn 62.000 đồng/kg. Trong khi giá heo Việt Nam xếp ở vị trí thứ hai, đạt 49.000 đồng/kg.

Trong khi đó Trung Quốc trượt xuống vị trí thứ ba sau thời gian giảm sâu, ghi nhận ở 47.460 đồng/kg. Theo sau là Nga với giá 45.075 đồng/kg. Mexico và Brazil lần lượt xếp vị trí thứ 5 và thứ 6, với giá heo hơi đạt 39.210 đồng/kg và 30.300 đồng/kg.

1728-heohoi
Ảnh minh họa

Đối với thịt heo móc hàm, giá tại Hàn Quốc vẫn đắt nhất, giao dịch ở mức 109.000 đồng/kg, theo sau là Anh với giá heo đạt hơn 47.800 đồng/kg.

Tại Anh, giá heo tiêu chuẩn đã giảm trong tuần tính đến ngày 2/10, giảm 4,75 GBP xuống 148,82 GBP/kg. Mức giá này giảm gần 10 bảng so với cùng kỳ năm trước.

AHDB cho biết nhiều khả năng giá trung bình bị ảnh hưởng bởi các lò mổ trả một số mức giá đặc biệt thấp cho các lô heo ngoài hợp đồng, vì thị trường tìm thấy nơi tiêu thụ cho một số con heo bị giết chỉ với mức giá bán tối thiểu. Điều này có thể xảy ra trong vài tuần tới, tùy thuộc vào thời gian tồn đọng củao ở các trang trại. Thị trường EU đang dư cung và giá heo giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến giá heo tại Anh.

Ngược lại báo cáo từ CPC cho hay trong tuần tính đến ngày 25/9, giá heo tại 9 bang được theo dõi của Canada tăng 18,9 – 47,2%. Tính từ đầu năm đến ngày 25/9, giá cũng tăng với cùng kỳ năm trước, với biên độ tăng là 34,7 – 61,7%.

Trên thị trường thế giới, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết chỉ số giá lương thực (FAO) tiếp tục tăng trong tháng 9, tăng 1,2% so với tháng 8 lên 130 điểm và tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, chỉ số giá thịt hầu như không thay đổi so với tháng 8 ở 115,5 điểm, nhưng tăng 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 9, giá quốc tế đối với thịt cừu tăng cao hơn, do nhu cầu toàn cầu ổn định trong khi nguồn cung có thể xuất khẩu vẫn khan hiếm. Đà tăng của giá thịt bò cũng vẫn chưa kết thúc, vì lượng gia súc có hạn để giết mổ ở châu Đại Dương và Nam Mỹ đã gây áp lực lên nguồn cung toàn cầu.

3. Xuất khẩu

Theo CPC, trong tháng 7, Mỹ đã xuất khẩu tổng cộng 230.529 tấn thịt heo móc hàm sang các thị trường tiêu thụ, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngoại trừ xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh 62,2% xuống 26.682 tấn và sang Canada giảm 7,1% xuống 21.526 tấn, xuất khẩu sang Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các thị trường khác tăng trong khoảng 7,7 – 28,2%.

4. Nhập khẩu

Theo Cục Chăn nuôi (BAI), thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, cho biết nhập khẩu thịt heo của nước này đạt 439.300 tấn trong 9 tháng đầu năm, tăng 72% so với nhập khẩu của cả năm 2020.

Khối lượng nhập khẩu 9 tháng cũng tăng 261% so với 168.000 tấn nhập khẩu trong cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 9, lượng thịt heo nhập khẩu đạt gần 50.000 tấn, giảm so với 56.300 tấn nhập khẩu trong tháng 8.

Trong đó, Tây Ban Nha là nguồn nhập khẩu thịt heo lớn nhất của quốc gia Đông Nam Á trong suốt giai đoạn này với lượng nhập khẩu đạt tổng cộng 104.500 tấn, tương đương 24% tổng khối lượng. Theo sau là Canada với 91.900 tấn và Mỹ với 57.900.

CPC cũng cho biết nhập khẩu thịt heo của Mỹ đã tăng 22,1% trong tháng 7 lên 40.541 tấn, với nhập khẩu từ hầu hết các thị trường trừ Đan Mạch tăng khoảng 12,2 – 31,2%. Nguồn cung thịt heo từ Đan Mạch giảm 23,3% xuống 2.293 tấn. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt heo6 Mỹ tăng 19,1% lên 70.787 tấn, với tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường Italy là lớn nhất, 65,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

5. Dự báo

Trong báo cáo quý của USDA, cơ quan này ước tính đàn heo của thế giới tăng nhẹ 0,14% trong năm nay so với năm ngoái lên 1.175 triệu con heo. Con số này tăng so với ước tính đưa ra hồi tháng 4 là 1.154 triệu con, giảm 1,6% so với năm ngoái.

Trong đó, đàn heo của EU, nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, được dự báo tăng nhẹ 0,78% so với năm trước lên 271 triệu con. Số lượng heo của Brazil và Mexico tăng lần lượt 2,9% và 2,56%.

Ngược lại, đàn heo tại Mỹ và Hàn Quốc giảm 2,1% và 1,2% xuống lần lượt 139 triệu con và 19,7 triệu con.

II – Thị trường heo Việt Nam

1. Sản xuất

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, tháng 9, tổng số heo đã tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính 9 tháng đầu năm, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt 3.06 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tính riêng quý III/2021, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt 1,06 triệu tấn, giảm 0,3%.

Tính đến ngày 20/9, cả nước không còn dịch tai xanh; dịch lở mồm long móng còn ở Thái Nguyên; dịch ASF còn ở 35 địa phương.

1730-heohoi1
Ảnh minh họa

2. Thị trường thức ăn chăn nuôi

Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 9/2021, Việt Nam nhập khẩu gần 411,1 triệu USD giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 18,4% so với cùng kì năm 2020.

Về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 9 tăng 88,7% so với năm ngoái lên 623.729 tấn, với giá trị nhập khẩu tăng 132,4% lên gần 192,9 triệu USD. Nhập khẩu đậu nành cũng tăng gần 30% về khối lượng lên 143.461 tấn, và tăng 99,3% về giá trị lên 89,2 triệu USD.

Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu ngô giảm gần 50% xuống 721.148 tấn, với giá trị nhập khẩu giảm 16,5% xuống 222,2 triệu USD. Giá trị nhập khẩu dầu mỡ động thực vật tăng gần 32,4% so với cùng kì năm 2020 lên hơn 104,6 triệu USD.

Theo Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, đầu tháng 8 các doanh nghiệp lớn sản xuất thức ăn chăn nuôi như C.P, Greenfeed, De Heus, CJ Vina Agri, Công ty US Feed, Hòa Phát Đồng Nai… đồng loạt thông báo tăng 250 – 500 đồng/kg đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt các loại thức ăn đậm đặc cho gia súc, gia cầm của công ty Guyomar'ch Việt Nam tăng tới 4.000 đồng/kg.

Mức tăng giá này áp dụng cho hầu hết các tỉnh miền Nam. Bên cạnh đó, các nhà máy, kho thức ăn chăn nuôi khu vực miền Bắc cũng có dấu hiệu tăng giá. Như vậy, từ cuối năm 2020 đến nay giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng trung bình 8 đợt, có doanh nghiệp lên tới 9 đợt.

Nguyên nhân chính được cho là do giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, vượt quá tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Chi phí thức ăn chăn nuôi cao hơn, trong khi tiêu thụ yếu và giá giảm đã giáng một đòn mạnh đối với ngành chăn nuôi trong nước.

3. Diễn biến giá

Tháng 9, giá heo hơi trung bình cả nước tiếp tục giảm khoảng 5,4 – 13,1%. Cục Xuất nhập khẩu cho biết lệnh hạn chế di chuyển tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục tác động tới hoạt động vận chuyển và tiêu thụ thịt heo trong giai đoạn này. Cùng với sản lượng tiếp tục phục hồi, giá heo hơi tiếp tục giảm trên cả nước.

Hiện giá heo dao động trong khoảng 45.000 – 51.000 đồng/kg.

Trong quý III/2021, giá heo hơi trung bình trên cả nước đã giảm mạnh 26,1 – 30%. Thời gian qua, các hộ chăn nuôi heo quy mô nhỏ khá lao đao vì giá heo ở mức thấp trong nhiều tháng. Trong khi dịch ASF bùng phát trở lại tại một số địa phương và giá thức ăn chăn nuôi cao tiếp tục gây áp lực lên các công ty và hộ chăn nuôi.

4. Tiêu thụ và nhập khẩu

Tháng 8, nhập khẩu thịt heo có xu hướng giảm do nhu cầu yếu, trong khi nguồn cung trong nước tăng. Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 8, Việt Nam nhập khẩu 14.560 tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 33,52 triệu USD, giảm 26,5% về lượng và giảm 27,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái giá nhập khẩu trung bình đạt 2.302 USD/tấn, giảm 1,2%.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 109.990 tấn, trị giá 254,79 triệu USD, tăng 70,1% về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong giai đoạn này, thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh chủ yếu được nhập khẩu từ Nga chiếm 40,7%; Brazil chiếm 14%; Canada chiếm 12,5%; Đức chiếm 11,6% và Ba Lan chiếm 5,3%.

5. Dự báo

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ hai châu Á về tiêu thụ thịt heo. Việt Nam tiếp tục là một trong số những nước tiêu thụ thịt heo bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc và được dự báo sẽ vươn lên vị trí thứ hai vào cuối năm 2021.

Sự phát triển của ngành chăn nuôi heo thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thực phẩm trong nước. Sản lượng thịt heo dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021 - 2030.

OECD dự báo đối với thị trường gia cầm, sản lượng tiêu thụ trong 10 năm tới tại Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 2,9%/năm.

Về giá, Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá heo hơi sẽ tiếp tục giảm cho tới hết tháng 10, nhưng sang đầu tháng 11, khi nhu cầu tăng theo quy luật thị trường, giá thịt heo sẽ bắt đầu tăng trở lại.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm