Thị trường giao đồ ăn cạnh tranh khốc liệt

Cập nhật: 15:47 | 18/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Grab Food và NOW vẫn là hai đối thủ chính trên thị trường, nhưng Baemin cho thấy sự tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ Tháng 4 - Tháng 12/2020.

Cập nhật giá cao su chiều ngày 18/12: Tăng đồng loạt

Cập nhật giá gạo chiều ngày 18/12: Giảm nhẹ ở một số chủng loại

Giá thép hôm nay 18/12: Thép thanh tăng mạnh

Qandme vừa công bố báo cáo về thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam. Theo đó, GrabFood vẫn đang là nền tảng phổ biến nhất với người dùng. Tuy nhiên, khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh đã bị chững lại so với 7 tháng trước (tháng 5/2020).

Cụ thể, hiện tại 73% số người khảo sát thừa nhận đã sử dụng GrabFood, ngang với Now. Tuy nhiên GrabFood nhỉnh hơn một chút ở lượng người sử dụng app nhiều nhất. Cụ thể, 37% người dùng cho biết GrabFood là nền tảng họ sử dụng nhiều nhất đẻ đặt đồ ăn. Tỉ lệ này ở Now là 34%.

4522-gia
Thị trường giao đồ ăn đang ngày càng khốc liệt

Lần lượt xếp sau là Baemin (46% người từng sử dụng; 16% người dùng nhiều nhất); GoFood (46% người dùng; 11% người dùng nhiều nhất) và Loship (14% người dùng; 2% người dùng nhiều nhất).

So với thời điểm tháng 5/2020, Grab Food giảm nhẹ về cả hai chỉ số và khoảng cách giữa nền tảng này và các đối thủ xếp sau cũng bị thu hẹp lại đáng kể.

Đáng chú ý là sự vươn lên của NOW và Baemin, hai nền tảng chuyên biệt với dịch vụ chính là giao đồ ăn. Cách đây 7 tháng, chỉ 29% người dùng cho rằng NOW là ứng dụng gọi món họ dùng nhiều nhất, so với 55% của Grab Food. Giờ thì NOW đang tiến rất gần đối thủ.

Trong khi đó, Baemin là ứng dụng mới xuất hiện trên thị trường từ tháng 5/2019. Thời điểm tháng 5/2020, Baemin bị Go Food và Now bỏ lại khá xa tuy nhiên hiện tại Baemin đã chiếm vị trí thứ ba, nhỉnh hơn một chút so với GoFood.

Qandme cho biết khảo sát được thực hiện trên 1.046 người từ độ tuổi 18 đến 45 tại TP.HCM và Hà Nội vào tháng 12/2020.

4527-gia

Trong một báo cáo được phát hành trước đó, Qandme từng cho biết, nhu cầu sử dụng dịch vụ giao thức ăn ở Việt Nam tăng lên do chính sách cách ly xã hội vì dịch Covid-19. Báo cáo cho biết, ứng dụng giao hàng được đánh giá là dễ sử dụng trong khi ứng dụng của cửa hàng được cho là giao hàng nhanh hơn nhưng chi phí giao hàng cao hơn. Grab Food chiếm thị phần cao nhất với 79%, tiếp theo là Now và Go Food với tỷ lệ lần lượt là 56% và 41%.

"Mã giảm giá và miễn phí giao hàng đều được cân nhắc trong việc lựa chọn quán ăn", báo cáo nêu.

Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, việc mở rộng thị trường giao thức ăn nhanh tại Việt Nam không chỉ đem lại thuận lợi cho người tiêu dùng mà còn tạo cơ hội cho nhiều nhà hàng, quán ăn nhỏ, thậm chí là các gia đình có sở trường nấu ăn mà không có điều kiện mở mặt bằng, tạo nên thị trường thức ăn phong phú, hấp dẫn thực khách không chỉ địa phương mà cả khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, đơn vị giao hàng nào nhanh nhất, nhiều khuyến mãi nhất và nhiều thực đơn phong phú nhất ắt sẽ thắng trong cuộc đua giành thị phần trên thương trường khốc liệt.

Thanh Hằng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm