Thị trường gạo xuất khẩu Việt Nam tăng tuần thứ 5 liên tiếp

Cập nhật: 13:45 | 11/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Tuần qua, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục tăng vì nhu cầu trong nước cao khiến chi phí thu mua leo thang. Cùng với đó, xuất khẩu gạo thế giới đồng loạt tăng giá.

Khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng, giá nhiên liệu tăng chóng mặt

Giá cà phê thế giới đứng đỉnh kể từ năm 2012

Mức tiêu thụ điện quý III/2021 giảm mạnh vì dịch COVID-19

Cụ thể, theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong gần 3 tháng ở 430 - 435 USD/tấn vào tuần trước, từ mức 425 - 430 USD/thùng trong tuần tính đến ngày 1/10. Một thương nhân có trụ sở tại TP. HCM cho biết việc chính phủ tăng lượng dự trữ quốc gia đã hỗ trợ giá cả trong nước và xuất khẩu, nhưng nguồn cung từ một vụ thu hoạch nhỏ sẽ khiến giúp hạ nhiệt đà tăng này.

Nông dân ở vựa lúa của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long, đã bắt đầu thu hoạch vụ thu đông, dự kiến sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau.

0908-giagao
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục tăng (Ảnh minh họa)

Giá gạo trong nước hôm nay (11/10) tại An Giang, giá lúa hôm nay tiếp tục xu hướng ổn định của tuần trước. Theo đó, lúa IR 50404 tươi 4.500 - 4.700 đồng/kg; Lúa OM 9582 tươi 4.800 - 4.900 đồng/kg; Đài thơm 8 giá 5.700 - 5.800 đồng/kg; OM 5451 giá 5.100 - 5.200 đồng/kg; OM 6976 ổn định 5.000 - 5.200 đồng/kg; OM 18 giá 5.500 - 5.600 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.000 - 6.100 đồng/kg; Lúa Nhật 7.500 - 7.600 đồng/kg.

Tương tự, lúa khô được thu mua có giá ổn định gồm: nếp vỏ (khô) 7.000 đồng/kg; Nếp Long An (khô) 6.400 đồng/kg; IR 50404 (khô) 5.500 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Tại TP Cần Thơ, lúa IR 50404 có giá từ 4.400-4.600 đồng/kg; OM 5451 từ 4.900-5.300 đồng/kg; OM 380 từ 4.200-4.500 đồng/kg; Ðài Thơm 8 từ 5.400-5.600 đồng/kg.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần qua, giá lúa có sự biến động trái chiều giữa các địa phương. Nếu như tại các tỉnh như Long An, Cần Thơ hay An Giang giá lúa khá ổn định thì ở Bạc Liêu, Tiền Giang, Đồng Tháp… giá lúa lại tăng.

Tại Tiền Giang, lúa hạt dài tươi bán lại ruộng tăng 200 đồng, lên 5.650 đồng/kg; lúa thường tăng 300 đồng, lên 5.250 đồng/kg. Tại Đồng Tháp, lúa hạt dài cũng tăng 200 đồng, lên 5.450 đồng/kg. Tại Kiên Giang lúa hạt dài tăng mạnh 400 đồng, lên 6.000 đồng/kg…

Với giá gạo, hôm nay bật tăng trở lại từ 50-1.200 đồng. Theo đó gạo NL IR 504 tăng 150 đồng, lên 8.000-8.100 đồng/kg; gạo TP IR 504 tăng nhẹ 50 đồng, lên 9.200 đồng/kg; cám vàng tăng mạnh 1.200 đồng, lên 7.400-7.500 đồng/kg. Riêng tấm 1 IR 504 ổn định ở mức 7.500 đồng/kg.

Các thương lái cho biết, hiện nhà máy hỏi mua gạo IR 504 nhiều hơn, giúp thị trường giao dịch sôi động trở lại.

Trong khi đó, giá các loại gạo bán tại chợ lẻ xu hướng ổn định hơn: Gạo thường 10.500 - 11.500 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 17.000 - 18.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 18.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 15.000 đồng/kg; Gạo Sóc thường 13.500 - 14.000 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Jasmine 15.000 - 16.000 đồng/kg; Nàng hoa 16.500 đồng/kg; Cám 8.000 đồng/kg; gạo Nhật 20.000 đồng/kg.

Đối với gạo xuất khẩu liên tiếp giữ giá trong các phiên giao dịch gần đây ở mức cao gồm: Gạo 5% tấm 433-437 USD/tấn; gạo 25% tấm 403-407 USD/tấn; gạo 100% ở mức 338-342 USD/tấn; Jasmine 583-587 USD/tấn.

Tại nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm đã tăng từ 358 - 363 USD/tấn của tuần trước nữa lên 360 - 363 USD/tấn. "Chúng tôi đang ở cuối vụ, và nguồn cung hạn chế", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Mumbai nói, đồng thời cho biết thêm rằng vụ mùa mới sẽ sẵn sàng từ tháng 11.

Một báo cáo về ngành lúa gạo mới công bố vào đầu tháng 10 cho biết sản xuất lúa gạo Ấn Độ đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm giá phân bón cao, mực nước ngầm giảm mạnh, giá đầu vào nông sản tăng cao và thông tin giá cả thị trường không cân xứng.

Các vấn đề khác như phí thuê máy móc nông nghiệp cao, vận chuyển kém, cơ sở tư vấn kém và tính đầy đủ, kịp thời và chi phí tín dụng.

Ngành gạo Ấn Độ cũng tồn tại ba rủi ro chính là thiếu container, mưa ít và tỷ lệ áp dụng kế hoạch sản xuất chính (MSP) thấp. Khoảng 25.000 - 30.000 container đang nằm tại cảng vì tranh chấp với Hải quan. Xuất khẩu gạo basmati bị ảnh hưởng nặng nề do 80% được vận chuyển bằng container.

Trong khi lượng mưa thất thường có thể ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng. Năm nay, người nông dân đã trồng lúa với lo ngại về lượng mưa khan hiếm, dù Cục Khí tượng Ấn Độ đã dự báo nước này sẽ đón những trận mưa gió mùa bình thường trong năm 2021.

Còn giá gạo 5% tấm của Thái Lan cũng tăng lên 385 - 420 USD/tấn từ 385 - 386 USD vào tuần trước, do đồng baht tăng giá nhẹ. Đồng baht mạnh hơn dẫn đến giá gạo xuất khẩu tính theo đồng USD cao hơn. Tuy nhiên, không có sự thay đổi về nhu cầu của người mua nước ngoài.

Thái Lan, quốc gia đã xuất khẩu khoảng 3,7 triệu tấn gạo trong 9 tháng đầu năm nay, đang trên đà xuất khẩu 6 triệu tấn vào cuối năm do nhu cầu từ những người mua tăng trở lại.

Trong khi đó, các thương nhân Bangladesh tiếp tục chủ yếu mua gạo từ Ấn Độ thông qua các cảng đất liền, và chính phủ dự kiến giá nội địa cao sẽ hạ nhiệt.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm