Thị trường chứng khoán sẽ phân hóa mạnh trong nửa cuối năm 2020

Cập nhật: 14:22 | 01/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Các tháng cuối năm thị trường chứng khoán có vẻ sẽ không còn dễ dàng như tháng 4 và tháng 5.

Thị trường chứng khoán sẽ phân hóa mạnh trong nửa cuối năm 2020

Ông Lê Ngọc Nam

Tỷ lệ các mã đạt lợi nhuận cao sẽ quay về mức 3 - 4%

Ông Lê Ngọc Nam - Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Tân Việt (TVSI) nhận định các tháng cuối năm có vẻ sẽ không còn dễ dàng như tháng 4 và tháng 5; mức sinh lời của các cổ phiếu như ở tháng 4 và tháng 5 rất khó để tiếp tục duy trì.

Thống kê cho thấy tháng 5 tỷ lệ các mã có lợi nhuận dưới 10% đã là 63% cao hơn nhiều so với 13.6% của tháng 4. Rõ ràng trong các tháng tiếp theo thị trường sẽ tiếp tục phân hóa nhiều hơn, tỷ lệ các mã đạt lợi nhuận cao có thể sẽ quay về mức trung bình 3-4% và tỷ lệ các mã có lợi suất thấp khoảng 70% các mã như trung bình các năm trước.

Tới thời điểm hiện tại thế giới chưa tìm ra vacxin, kinh tế các nước lớn vẫn nằm trong trạng thái suy thoái sâu và xã hội chưa biết lúc nào có thể mở cửa trong trạng thái an toàn. Tại Việt Nam, việc hoạt động trở lại bình thường là một thành quả lớn, tuy vậy, tác động tới doanh nghiệp trong quý 2 vừa rồi vẫn chưa thể đo đếm chính xác, trong khi các bất ổn bên ngoài cũng làm doanh nghiệp khó đưa ra các kịch bản để thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh doanh.

Thống kê của TVSI cho thấy các nhà đầu tư mới có vẻ đang có kết quả đầu tư thuận lợi khi lần đầu tiên trong 10 năm (2010 – 2020) tỷ lệ các mã có lãi tháng 4 lên tới 86%, con số này tiếp tục duy trì trong tháng 5 với 77% - tức cơ bản nhà đầu tư mua bất kỳ mã nào thì xác suất thắng cũng khá cao. Đặc biệt hơn, trong tháng 4 có tới 36% các mã mang lại lợi nhuận trên 20% trong tháng, con số này mặc dù giảm xuống 13.3% trong tháng 5, nhưng vẫn là con số cao hơn khá nhiều với mức trung bình 3.16% năm 2019.

Kết quả kinh doanh quý 1 (cuối tháng 3) vừa qua cho thấy, dù chưa phải là thời điểm thực hiện giãn cách xã hội nhưng bức tranh khá tiêu cực. Đây là quý đầu tiên lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp âm lớn nhất (giảm khoảng 14.5%) kể từ sau năm 2008. Đáng chú ý, chủ yếu các doanh nghiệp sản xuất có lợi nhuận tăng trưởng âm - tới 54% so với cùng kỳ, có 12/18 ngành cấp 2 (theo chuẩn ICB) tăng trưởng âm, và chỉ có một vài cổ phiếu lớn trong các nhóm như bất động sản, ngân hàng đóng góp chung cho lợi nhuận của thị trường.

Tháng 7, thị trường sẽ phân hóa cực mạnh | Chứng khoán | Đầu tư ...

Thị trường nửa cuối năm có thể đón thêm lớp nhà đầu tư mới

Theo ông Nam, thời gian qua thị trường hồi phục do niềm tin vào các gói hỗ trợ kịp thời của chính phủ, vào việc nền kinh tế sẽ sớm quay lại bình thường, hay các doanh nghiệp có thể sẽ khôi phục được các hoạt động kinh doanh như trước kia. Niềm tin này có thể sẽ được điều chỉnh thông qua việc định giá lại trong các tháng cuối năm khi kết quả kinh doanh quý 2 và các quý tiếp theo được công bố.

Động lực cho thị trường 6 tháng cuối năm là thị trường nội địa cơ bản được vận hành bình thường trở lại; lãi suất ngân hàng thời gian gần đây liên tục giảm sâu ở cả các kỳ hạn ngắn và dài, xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn trong các tháng cuối năm, lãi suất thấp làm định giá của thị trường cơ bản hấp dẫn hơn. Ngoài ra, thời gian đầu năm cho thấy dòng tiền mới đến từ các nhà đầu tư cá nhân đã hỗ trợ khá tốt cho thị trường, dòng tiền này có thể sẽ tiếp tục duy trì thời gian tới.

Theo thống kê, có hơn 100.000 tài khoản mở mới, tăng trưởng gấp 2 lần cùng kỳ là một con số rất ấn tượng. Giao dịch của NĐT cá nhân trong các tháng 3, 4, 5 chiếm phần lớn giao dịch của thị trường và có vẻ đã đóng góp tích cực cho sự hồi phục giai đoạn này. Các mã thuộc dòng Mid Cap và Small Cap - vốn có thị giá thấp có vẻ đang được NĐT cá nhân ưu tiên lựa chọn, các mã đạt tỷ lệ sinh lời cao cũng chủ yếu thuộc nhóm cổ phiếu này.

Ông Nam nhận định thời gian sắp tới, cùng với việc lãi suất liên tục giảm, có thể thị trường sẽ còn tiếp tục đón nhận thêm lớp nhà đầu tư mới, và đây sẽ tiếp tục là một trong các động lực của thị trường.

Nhóm Mid Cap và Small Cap đang hấp dẫn hơn

Dựa vào số liệu thống kê, ông Nam cho rằng nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang có sự thu hút lớn hơn nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Có hơn 68% mã có vốn hóa trên 1,000 tỷ đồng có tỷ suất sinh lời tốt hơn so với VN-Index chủ yếu là Mid Cap (chiếm 82% các mã) trong khi bluechip chỉ có khoảng 18%. Các mã bluechip thậm chí đang hồi phục kém hơn so với thị trường với 23% các mã hồi phục kém hơn Index. Về mặt định giá, trung vị PE của VN30 là 12.1 lần cao hơn so với 8.9 và 7.3 lần của Mid Cap và Small Cap, như vậy nhìn chung Mid Cap và Small Cap có vẻ đang hấp dẫn hơn.

Ông Nam đánh giá bluechip của thị trường đã được định giá khá cao các năm trước và đang có xu hướng điều chỉnh nên sự hồi phục của các mã này đã chậm hơn VN-Index. Nếu quả thực như vậy, thì xác suất để chỉ số hồi phục cao hơn mốc đầu năm là 960 có vẻ sẽ khó xảy ra.

Dự án bế tắc, cổ phiếu QCG giảm sàn trong phiên đầu tháng 7

KTCKVN - Sau Đại hội, mã QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE) bất ngờ giảm sàn trước thông tin bất lợi đến từ hoạt ...

Cổ phiếu CTD tăng trần sau Đại hội, mã PSH bắt đầu bị chốt lời

KTCKVN - Cổ phiếu CTD của Coteccons bất ngờ tăng trần ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 1/7 sau khi cuộc họp ĐHCĐ ...

Chứng khoán 10h ngày 1/7: Xanh nhẹ trên VN-Index

KTCKVN - Giống phiên sáng ngày 30/6, mở cửa phiên giao dịch ngày 1/7, với tác động tích cực từ đà tăng của chứng khoán ...

Theo vietstock.vn